Các quy định pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia chi tiết

Chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin về Các quy định pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia chi tiết nhé.
Pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia
Các quy định pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia chi tiết

1. Khái niệm biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này vói lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giói hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia gồm:

- Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định ưên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa... Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

- Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải cùa quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

- Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

2. Các quy định pháp luật về biên giới quốc gia chi tiết

Theo căn cứ tại Luật Biên giời Quốc gia năm 2003

- Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.

- Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

- Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

- Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.

- Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.

- Trong hợp xẩy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

- Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.

- Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.

3. Các quy định pháp luật về lãnh thổ quốc gia chi tiết

3.1. Lãnh thổ quốc gia là gì?

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định.

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất. Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định gồm có đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó, quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư nhất định. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.

3.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

  • Vùng đất: Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (Kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ).
  • Vùng nước: Là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
Dựa vào vị trí, tính chất riêng của từng vùng người ta thường chia các vùng nước thành các thành phần.

+ Vùng nước nội địa

+ Vùng nước biên giới

+ Vùng nội thủy

+ Vùng nước lãnh hải

  • Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.
  • Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia
  • Vùng lãnh thổ đặc biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ nói trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay màng cờ hoặc màng dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm,…hoạt động nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ,….cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.

3.3. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.

– Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.

 

 

– Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, XH phù hợp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác và các tổ chức khác có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.

– Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.

– Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.

– Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tồ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ những trường hợp quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên có quy định khác)

– Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, có quyền điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của công ty đa quốc gia, sở hữu cả người nước ngoài cũng như hoạt động của các tổ chức tương tự, kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường.

– Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế; có quyền định sử dụng thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.

Trên đây là bài viết về Các quy định pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia chi tiết mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (719 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo