Kinh Doanh Tại Chợ Biên Giới, Chợ Cửa Khẩu, Chợ Trong Khu Kinh Tế Cửa Khẩu 2024.

Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính. Bài viết dưới đây, công ty ACC xin cung cấp thông tin về kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để khách hàng có nhu cầu hiểu rõ hơn.

Kinh Doanh Tại Chợ Biên Giới, Chợ Cửa Khẩu, Chợ Trong Khu Kinh Tế Cửa Khẩu.
Kinh Doanh Tại Chợ Biên Giới, Chợ Cửa Khẩu, Chợ Trong Khu Kinh Tế Cửa Khẩu.

1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu :

Định nghĩa khu kinh tế cửa khẩu được quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018), theo đó:

Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính. Khu kinh tế cửa khẩu là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong Khu kinh tế cửa khẩu có quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

  • Chợ biên giới là chợ trên đất liền được lập ra trong khu vực xã, phường, thị trấn biên giới.
  • Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc Khu kinh tế cửa khẩu.

2. Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu :

Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu được quy định tại Điều 6 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT như sau:

  • Trước khi kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thương nhân phải được Cơ quan quản lý chợ chấp thuận ký hợp đồng thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt hay cửa hàng tại chợ.
  • Ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nước có chung biên giới phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Được sự xác nhận cho phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới.
  • Được cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

3. Quyền kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu :

Quyền kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu được quy định tại Điều 5 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT như sau:

  • Thương nhân Việt Nam và các nước có chung biên giới có đủ điều kiện theo quy định tại Quy chế này đều có quyền hoạt động kinh doanh bình đẳng tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền của Việt Nam.
  • Các thương nhân sau được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
  • Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
  • Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới, có giấy chứng minh thư biên giới, hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
  • Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.

Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu :

Về đại thể, khu kinh tế của khẩu có một số đặc trưng phổ quát sau đây:

  • Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế- chính trị - văn hóa của đất nước.
  • Dân cư tại các khu kinh tế cửa khẩu với dân cư địa phương lân cận của các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hoá, truyền thống, tín ngưỡngtôn giáo,...
  • Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất lượng cuộc sống.
  • Hợp tác và cạnh tranhlà đặc trưng chủ yếu.
  • Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.

4. Vai trò của các khu kinh tế cửa khẩu :

Các khu kinh tế cửa khẩu có thể có những đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng. Nhưng nhìn chung, có các vai trò chủ yếu sau đây:

  • Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới.
  • Góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán.
  • Xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực.
  • Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận.
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu :

  • Yếu tố tự nhiên.
  • Yếu tố lịch sử.
  • Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các bên.
  • Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị.

Công ty ACC hiện đang có gói dịch vụ tư vấn kinh doanh chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (540 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo