Chia sẻ kinh nghiệm về kiến nghị kết quả đấu thầu qua mạng

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về kiến nghị kết quả đấu thầu qua mạng thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Kiến Nghị Kết Quả đấu Thầu Qua Mạng

kiến nghị kết quả đấu thầu qua mạng

1. Thế nào là kiến nghị trong đấu thầu?

Luật đấu thầu năm 2013 có đưa ra khái niệm kiến nghị trong đấu thầu như sau: “Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.’

Theo đó, khái niệm này cũng tương đồng với khái niệm kiến nghị trong đấu thầu của Luật đấu thầu năm 2005 trước đây nhưng mở rộng thêm đối tượng là nhà đầu tư. Khác với các ngành luật khác, nhà thầu ngoài mang các quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện thì nhà thầu thì còn có thêm quyền kiến nghị giúp nhà thầu có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của mình mang ý nghĩa tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch.

2. Quy trình giải quyết kiến nghị đấu thầu

– Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

+ Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

+ Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu;

+ Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

– Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

+ Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

+ Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;

+ Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

+ Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

+ Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

– Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến người có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.

Như vậy, quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu áp dụng với đối tượng là nhà thầu được Điều 92 Luật đấu thầu năm 2013 chia làm 2 trường hợp: Một là các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, hai là kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đây là một thủ tục hành chính, nên các bên cần chú ý đến thời hạn giải quyết, ví dụ như quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu có thời gian giải quyết đối với chủ đầu tư và bên mời thầu là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

Đối với Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu. Hạn chót đối với người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi một văn bản kiến nghị là bản chính đến chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đối với giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Nhà thầu tham gia đấu thầu phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ của Chủ đầu tư, bên mời thầu. Sau đó, Chủ đầu tư, bên mời thầu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, xem xét nội dung văn bản kiến nghị và tiến hành giải quyết theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là một số thông tin về kiến nghị kết quả đấu thầu qua mạng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (469 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo