Kiểm sát viên là gì? (Cập nhật 2024)

Kiem-sat-vien-la-gi-Cap-nhat-2022

Kiểm sát viên là gì? (Cập nhật 2023)

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Như vậy, kiểm sát viên là gì cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.

1. Khái niệm kiểm sát viên là gì?

Căn cứ Điều 74 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về kiểm sát viên là gì cụ thể như sau:

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên là gì?

2.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:

+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;

+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.

Như vậy, kiểm sát viên là gì và tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên sơ cấp được quy định cụ thể tại Điều 77 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.

2.2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Kiểm sát viên trung cấp được bổ nhiệm khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 75 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:

+ Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;

+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự

Như vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện tại điều 75 và điều 78 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 thì kiểm sát viên trung cấp sẽ được bổ nhiệm và nêu rõ kiểm sát viên là gì.

2.3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp

  • Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:

+ Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;

+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.

  • Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân

+ Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân;

+ Nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.

Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện như trên kiểm sát viên sẽ được bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp.

2.4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  • Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

+ Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;

+ Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

  • Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân

+ Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Ngạch kiểm sát viên bao gồm những ngạch nào

Ngạch kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân gồm có:

- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm sát viên cao cấp;

- Kiểm sát viên trung cấp;

- Kiểm sát viên sơ cấp.

Điểm đáng lưu ý ở đây là:

Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí 04 ngạch kiểm sát viên.

Ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

Như vậy, kiểm sát viên là gì và ngạch kiểm sát viên gồm có những gì đều được quy định cụ thể tại Điều 76 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên

Bên cạnh, khái niệm kiểm sát viên là gì thì nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên được quy định cụ thể như sau:

+ Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

+ Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

+ Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

+ Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

+ Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi được bổ nhiệm kiểm sát viên thì nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên là gì đều được quy định cụ thể là tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Những việc Kiểm sát viên không được làm

Cùng với nghĩa vụ bắt buộc kiểm sát viên phải thực hiện thì những việc không được làm của kiểm sát viên là gì được quy định cụ thể như sau:

+ Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

+ Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

+ Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

+ Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 số: 63/2014/QH13

7. Một số câu hỏi thường gặp về kiểm sát viên là gì?

7.1. Nhiệm kì kiểm sát viên

Kiểm sát viên là gì và có nhiệm kì là bao lâu?

+ Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm.

+ Trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

7.2. Cách chức kiểm sát viên trong những trường hợp nào?

+Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

+ Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;

+ Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

+ Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, khi kiểm sát viên vi phạm những trường hợp trên sẽ bị cách chức theo quy định của pháp luật.

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn kiểm sát viên là gì với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, nêu rõ những nội dung pháp lý về kiểm sát viên là gì một cách rõ ràng và cụ thể chi tiết.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về kiểm sát viên là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về kiểm sát viên là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (709 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo