Không thông báo tạm ngừng kinh doanh có bị phạt?

Tạm ngừng kinh doanh là việc các doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đây là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời điểm nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp khi muốn tạm ngừng kinh doanh chỉ cần thực hiện thủ tục đơn giản là thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy không thông báo tạm ngừng kinh doanh có bị phạt hay không. Thông qua bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp thông tin về hậu quả pháp lý của việc không tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khong Thong Bao Tam Ngung Kinh Doanh Co Bi Phat
Không Thông Báo Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Phạt?

1. Không thông báo tạm ngừng kinh doanh có bị phạt?

Tạm ngừng kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn luật định. 

Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, thông báo tạm ngừng kinh doanh là thủ tục bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện khi muốn tạm ngừng kinh doanh. Điều này có nghĩa là không thông báo tạm ngừng kinh doanh là hành vi vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp.

Pháp luật đã có quy định về việc xử phạt vi phạm đối với hành vi liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Trong đó doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo tạm ngừng kinh doanh. 

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh (điểm d khoản 1).
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (điểm a khoản 2).

Như vậy, không thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo tạm ngừng hoạt động cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 

Ngoài biện pháp phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Pháp luật còn quy định biện pháp khắc phục hậu quả: buộc doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nếu có hành vi không thông báo tạm ngừng kinh doanh.

2. Dịch vụ của ACC tư vấn về tạm ngừng kinh doanh.

ACC tự hào là đơn vị giàu kinh nghiệm hỗ trợ pháp lý về các thủ tục trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tư vấn về tạm ngừng kinh doanh. Với những những kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về pháp luật kinh tế hiện hành, ACC sẽ giúp quý khách vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. 

Quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề không thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc những vấn đề khác liên quan đều có thể tìm đến sự hỗ trợ pháp lý của chúng tôi. Dịch vụ tư vấn của ACC đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với những nội dung bao gồm:

  • Tư vấn, phân tích các điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020. 
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời kỳ tạm ngừng kinh doanh bao gồm: báo cáo thuế, quyết toán thuế, nộp thuế môn bài, xử lý hóa đơn, đóng bảo hiểm xã hội,... Giúp khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ tài chính.
  • Tư vấn các phương án hoạt động của doanh nghiệp như: giải thể trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn và quy trình thực hiện các thủ tục này.

Bên cạnh việc tư vấn pháp lý, chúng tôi giúp khách hàng soạn thảo toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện các thủ tục liên quan đến tạm ngừng kinh doanh và thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

Những điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh là gì? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh

3. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài lưu ý về việc không thông báo tạm ngừng kinh doanh, khi thực hiện thủ tục này, các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý về một số vấn đề như sau:

  Thứ nhất, thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp.

Thứ hai, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ kê khai thuế trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Thứ ba, miễn lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng trong trường hợp văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh được gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 và chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng.

Thứ tư, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

4. Những câu hỏi thường gặp

Đại hội đồng cổ đông ra quyết định tạm ngừng kinh doanh có được chấp thuận không?

Thẩm quyền quyết định việc tạm ngừng hoạt động thuộc về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Vì vậy Đại hội đồng cổ đông không có thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng kinh doanh. Để quyết định tạm ngừng kinh doanh được thông qua và chấp nhận, buộc phải do Hội đồng quản trị ra quyết định.

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?

Theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh thành nhiều lần nhưng tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 năm. Do đó, doanh nghiệp lưu ý sẽ không được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm.

Thời hạn doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Tại Điều 75 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu rõ, thời hạn các doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trong trường hợp sau khi kết thúc thời hạn một năm doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngừng phải thông báo đến Phòng Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tổng thời hạn tạm dừng liên tiếp của doanh nghiệp không được quá hai năm.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh?

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Trên đây là những giải đáp của ACC về việc không thông báo tạm ngừng kinh doanh cũng như dịch vụ do ACC cung cấp. Nếu quý khách có nhu cầu cung cấp thêm thông tin về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty hoặc cần hỗ trợ, tư vấn về dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ số hotline hoặc gửi email cho ACC để được giải đáp.

Khách hàng có thể gọi điện trực tiếp cho ACC qua số liên lạc:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

hoặc tham khảo website chính thức của công ty: https://accgroup.vn để được hỗ trợ miễn phí.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1082 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo