Xử lý không chấp hành tạm ngừng kinh doanh [Cập nhật 2024]

Trong quá trình kinh doanh ai cũng muốn việc kinh doanh được suôn sẻ và phát triển. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, chủ doanh nghiệp, công ty sẽ muốn tạm ngừng việc kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó. Để có thể hiểu hơn về nội dung này, mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Xử lý không chấp hành tạm ngừng kinh doanh trong bài viết dưới đây.

Xu Ly Khong Chap Hanh Tam Ngung Kinh Doanh
Xử Lý Không Chấp Hành Tạm Ngừng Kinh Doanh

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Do đó, khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Về tổng quát, quy trình thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh đơn giản về dễ tiến hành hơn so với việc dừng kinh doanh hoàn toàn (giải thể).

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hoạt động doanh nghiệp

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

3. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần?

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Như vậy, sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020, từ 01/01/2021, doanh nghiệp không bị hạn chế số lần được tạm ngừng kinh doanh, tuy nhiên mỗi lần tạm ngừng không được quá 01 năm.

Tham khảo bài viết: Tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu theo quy định hiện nay 

4. Xử lý không chấp hành tạm ngừng kinh doanh

Nếu doanh nghiệp tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, về biện pháp xử phạt hành chính
Điều 32 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, pháp luật có quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, trường hợp, doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm không thông báo theo quy định của pháp luật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:
“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế”.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động được bao lâu?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng của doanh nghiệp. Do đó thời gian doanh nghiệp tạm ngừng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp muốn tạm ngừng phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

5.2. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, do đó doanh nghiệp không được xuất hóa đơn khi đang tạm ngừng hoạt động.

5.3. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo quy định của Luật bảo hiểm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh ngiệp chỉ được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất.  Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5.4. Doanh nghiệp đang nợ thuế có được phép tạm ngừng hoạt động không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.

Trên đây là nội dung Xử lý không chấp hành tạm ngừng kinh doanh. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung Mẫu giấy mời họp liên ngành. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1061 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo