Khai thác thủy sản là gì? Quy định về vùng khai thác thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá... Mời bạn tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết về: Khai thác thủy sản là gì? Quy định về vùng khai thác thủy sản.
cang-ca-15730091865341210704424-crop-15730091999711290837244
Khai thác thủy sản là gì? Quy định về vùng khai thác thủy sản

1. Khai thác thủy sản là gì? Quy định về vùng khai thác thủy sản

Ta hiểu về khai thác thủy sản như sau:

Thủy sản được biết đến là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người thực hiện khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc được con người bày bán trên thị trường.

Khai thác thủy sản được hiểu chính là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm mục đích chính đó là để có thể khai thác nguồn lợi thủy sản.

Tiềm năng phát triển ngành thủy sản:

– Tiềm năng tự nhiên:

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia có bờ biển trải dài theo hướng Đông với biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của biển Thái Bình Dương. Biển Đông theo như thống kê thì hiện nay chính là nhà của khoảng 2000 loài cá trong đó có tới 130 loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá ba sa… Vùng biển ven bờ và vùng biển ngoài khơi trên thực tế đều chứa trữ lượng thủy hải sản rất lớn. Điều này khi xảy ra cũng sẽ góp phần quan trọng giúp thúc đẩy ngành khai thác thủy sản của Việt Nam phát triển và trên thực tế thì hiện nay cũng đã có thời điểm ngành thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta.

– Tiềm năng về lực lượng lao động:

Việt Nam được biết đến là quốc gia có dân số trẻ, tạo ra nguồn lực lao động cực kỳ lớn cho các ngành kinh tế. Đối với ngành khai thác thủy sản, lao động nghề cá chiếm số lượng đông đảo. Ngày nay, các chủ thể là những người lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng đã được tiếp cận và các chủ thể này cũng đã áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đối với quá trình sản xuất cũng như khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đã tiến hành việc đào tạo đối với chất lượng nguồn lao động để nâng cao trình độ chuyên môn cao hơn tại các cấp bậc đại học, cao đẳng… để nhằm mục đích từ đó có thể phục vụ cho quá trình phát triển ngành sau này.

Việc đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đang ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản và cụ thể là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước cải thiện tuy nhiên ta nhận thấy rằng việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tác phong, tập quán của các đối tượng ngư dân đang chậm thay đổi, không theo kịp với quá trình hiện đại hoá của hoạt động thực hiện khai thác thủy sản.

Trên thực tế hiện nay, đối với các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, cụ thể chúng ta có thể kể đến như là tại thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay một số những thị trường khác đều có những yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Nhiều phương pháp nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc hải sản và hàng trăm hệ thống riêng lẻ đã xuất hiện trong những năm gần đây trong chuỗi cung ứng hải sản và những nhà cung cấp công nghệ cũng phổ biến hơn. Điều nay xảy ra cũng đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam bởi vì chúng ta cần phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà nhập khẩu.

Vấn đề cấp thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay của thủy sản Việt Nam đó chính là chuyển từ khai thác sang nuôi trên biển, cụ thể là giảm công suất tàu, giảm sản lượng khai thác, tăng diện tích nuôi biển áp dụng công nghệ cao; đồng thời quản lý chặt chẽ theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản để nhằm có thể cải thiện chuỗi giá trị.

Để nhằm mục đích có thể làm được điều đó, chúng ta sẽ phải kết hợp công nghệ RFID (hệ thống nhận dạng bằng tần số của sóng vô tuyến) và blockchain (hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin) để nhằm mục đích xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm từ đó sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của thủy sản sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ có thể kiểm soát chặt chẽ việc đánh bắt xa bờ của các ngư dân và quản lý hiệu quả việc nuôi trồng thủy sản của đất nước.

2. Khai thác thủy sản trong tiếng Anh là gì?

Khai thác thủy sản trong tiếng Anh là: capture fisheries.

3. Những khó khăn trong khai thác thủy sản của Việt Nam

Những khó khăn trong quá trình khai thác thủy sản của Việt Nam bao gồm các khó khăn sau:

– Thứ nhất, như chúng ta đã nói bên trên là những khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào khai thác. Việt Nam đang trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ 4.0, do vậy việc áp dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản là thiết yếu và không thể bỏ qua. Tuy nhiên, bởi vì trình độ của các chủ thể là người lao động hiện nay vẫn còn thấp, khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào khai thác còn chậm còn chậm, dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến quá trình khai thác thủy sản của Việt Nam.

– Thứ hai, cơ cấu ngành khai thác thủy sản tại Việt Nam vẫn chưa được hợp lý. Trong và trước năm 2020, cơ cấu ngành khai thác thủy sản tập trung vào khai thác và đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, sản phẩm khai thác thủy sản của nước ta đã nhận cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC). Cũng chính bởi vì thế mà cơ cấu ngành khai thai thủy sản cần được thay đổi để nhằm mục đích có thể phù hợp với thực tế.

– Thứ ba, khó khăn đến từ sự khó tính của các thị trường nhập khẩu. Nguồn thủy sản khai thác của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường lớn cụ thể như Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các quốc gia nhập khẩu này tuy có nhu cầu lớn về thuỷ sản nhưng đa phần sẽ có yêu cầu chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Cũng chính bởi vì vậy nhằm mục đích để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu thì hoạt động khai thác thủy sản cũng cần phải được chú trọng và để tâm đến nhiều hơn.

– Thứ tư, bên cạnh đó thì nguồn vốn đầu tư vào ngành thuỷ sản ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp. Hệ thống cảng cá, khu neo đậu và tàu thuyền ở một số khu vực vẫn còn hạn chế dẫn đến sản lượng khai thác giảm, hiệu quả kinh tế thấp. Cơ sở hạ tầng trong khai thác thủy sản sẽ được cải thiện khi nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên.

– Thứ năm, trên thực tế hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác trái phép tại các vùng biển nước ngoài. Tính đến thời điểm này, các sản phẩm thủy sản khai thác của nước ta vẫn bị gắn mác thẻ vàng IUU. Có nhiều chủ thể là các ngư dân của Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lý.

Trên đây là một số thông tin về Khai thác thủy sản là gì? Quy định về vùng khai thác thủy sản – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (680 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!