Pháp luật là gì? Quy định, đặc điểm? [Cập nhật 2024]

Pháp luật là một cụm từ không còn xa lạ đối với người dân, giúp điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội. Vậy khái niệm pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật Việt Nam được thể hiện như thế nào? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp các bạn trả lời những vướng mắc liên quan đến nội dung khái niệm pháp luật là gì.

khái niệm pháp luật là gì

Khái niệm pháp luật là gì?

1. Khái niệm pháp luật là gì?

Khái niệm pháp luật là gì được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Trong đó, khái niệm pháp luật là gì bao gồm các yếu tố như sau:

  • Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
  • Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
  • Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.
  • Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Thứ nhất, nhận thấy rằng pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.

Thứ hai, pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị.

Thứ ba, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Pháp luật và nhà nước đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

3. Đặc điểm của pháp luật là gì?

Hiểu được khái niệm pháp luật là gì thì việc nắm rõ đặc điểm pháp luật Việt Nam cũng rất quan trọng, trong đó pháp luật mang những đặc điểm riêng biệt như sau:

  • Pháp luật mang tính quy tắc, chuẩn mực bắt buộc thực hiện.
  • Nhờ vào quyền lực Nhà nước để đảm bảo thực hiện các quy tắc: Các chủ thể trong xã hội đều bắt buộc phải thực hiện những quy định pháp luật như nhau nhờ vào các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
  • Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật.

Phải trải qua các quy trình, thủ tục phức tạp cùng với sự tham gia và làm việc của rất nhiều các chủ thể khác như các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước nhằm mục đích đảm bảo nội dung của các quy định pháp luật luôn có tính nhất quán, có khả năng áp dụng rộng rãi.

  • Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản.

4. Pháp luật mang vai trò gì đối với Nhà nước

Dựa vào khái niệm pháp luật là gì và đặc điểm đã nêu ở trên có thể thấy được pháp luật có thể thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội:

4.1. Đối với Nhà nước thì pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội

Pháp luật là một khuôn mẫu và có tính bắt buộc chung nên mọi người trong xã hội đều cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu như không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng tùy thuộc vào hành vi vi phạm.

4.2. Đối với công dân thì pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất.

4.3. Đối với toàn xã hội nói chung thì pháp luật đã thể hiện được vai trò của mình trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì sự bình đẳng trong cộng đồng

Để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững nhất thì pháp luật có vai trò rất quan trọng để mọi người trong xã hội thực hiện.3

5. Những câu hỏi thường gặp

Vai trò của pháp luật?

– Đối với Nhà nước thì pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội

– Đối với công dân thì pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam?

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.

Vai trò Đối với công dân?

Pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất.

Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý?

Quyền và nghĩa vụ công dân không tách rời nhau.

Mỗi cá nhân đều có nghĩa vị tôn trọng quyền của người khác.

Mỗi công dân có quyền thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội và Nhà nước.

Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề khái niệm pháp luật là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm pháp luật là gì và những thông tin liên quan khác. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến khái niệm pháp luật là gì , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1153 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo