Kế toán trưởng là gì? (Chi tiết cập nhật 2024)

Kế Toán Trưởng Là Gì
Kế toán trưởng là gì?

1. Khái niệm kế toán trưởng

Kế toán trưởng là gì? là cá nhân được bổ nhiệm đứng đầu trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, họ cũng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty. Không những thế, kế toán trưởng còn có vai trò hướng dẫn, phân bổ nguồn lực, chỉ đạo các kế toán viên thực hiện công việc phù hợp. Nhìn chung, kế toán trưởng là vị trí chủ chốt mà một doanh nghiệp cần có.

Để hiểu thêm về dịch vụ kế toán hãy tham khảo bài viết Dịch vụ kế toán trọn gói tại Công ty luật ACC qua đường link dưới đây nhé! 

2. Pháp luật Việt Nam quy định về kế toán trưởng

2.1 Những quy định bổ nhiệm kế toán trưởng trong đơn vị

a.    Người có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng là ai?

-          Đối với các cơ quan thu, chi ngân sách Nhà nước:

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính là người bổ nhiệm kế toán trưởng cơ quan trung ương.

+ Cấp thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng sẽ bổ nhiệm kế toán trưởng đơn vị địa phương.

-          Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ sẽ bổ nhiệm kế toán trưởng.

+ Người đứng đầu đơn vị kế toán sự nghiệp công lập tự đảm bảo thu, chi sẽ bổ nhiệm cho đơn vị đó

-          Ngoài các cơ quan nêu trên, đối với các đơn vị kế toán khác, kế toán trưởng sẽ do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật bổ nhiệm.

b.    Thời hạn bổ nhiệm

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán thì, thời gian bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước là 5 năm, sau đó phải thực hiện các quy trình bổ nhiệm lại kế toán trưởng.

c.     Trình tự bổ nhiệm kế toán trưởng là gì

Phụ thuộc vào đơn vị kế toán mà trình tự bổ nhiệm sẽ khác nhau, có 2 trình tự được áp dụng hiện nay, đó là:

Một là, với các đơn vị thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách; các cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập thì người đứng đầu đơn vị kế toán đó sẽ lập hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền bổ nhiệm.

Hai là, đối với các trường hợp khác, người đứng đầu đơn vị kế toán quyết định việc giao tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ để bổ nhiệm kế toán trưởng.

d.    Hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng là gì?

Theo thông tư 04/2018.TT – BNV quy định hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng là gì, bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền);
  • Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán;
  • Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  • Xác nhận của đơn vị kế toán về thời gian công tác thực tế làm kế toán theo mẫu;
  • Văn bản đề nghị kế toán trưởng do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu.

e.   Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng 

xx
Mẫu quyết định bổ nhiện kế toán trưởng

2.1. Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành kế toán trưởng

Kế toán trưởng phải theo tiêu chuẩn và điều kiện theo luật số 88/2015/QH13 điều 54 như sau:

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

2.3. Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành kế toán trưởng của doanh nghiệp

Theo điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán, cụ thể như sau:

“ Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

c) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.”

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;

đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;

e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;

g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;

h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;

i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);

b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;

c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;

d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;

e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

3. Chức năng của kế toán trưởng là gì trong công ty

·         Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán ….

·         Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái. Sau đó,  cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

·         Cập nhật về chế độ kế toán và những thay đổi mới nhất của chế độ kế toán qua từng thời kỳ. Áp dụng đúng và đủ trong hoạt động kinh doanh của công ty.

·         Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

·         Tham mưu cho Tổng Giám đốc (TGĐ) Công ty về công tác Tài chính Kế toán.

·         Tham mưu cho TGĐ Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh).

·         Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo

·         Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác.

·         Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.

·         Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

·         Thu hồi vốn nhanh chóng tránh tình trạng bị chủ đầu tư, khách hàng chiếm dụng vốn.

·         Quản lý, theo dõi nguồn vốn của Công ty trong các liên doanh, công trình.

·         Giữ bí mật về số liệu kế toán – tài chính và bí mật kinh doanh của công ty.

·         Tham mưu cho TGĐ trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương đối với cán bộ, nhân viên của Công ty.

·         Thực hiện một số chức năng khác khi được TGĐ giao.

Tham khảo Bảng dịch vụ kế toán trọn gói tại công ty Luật ACC nhé. Chúng tôi cam kết đem đến bạn chất lượng dịch vụ uy tín với mức giá ưu đãi nhất

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng là gì trong doanh nghiệp và trong đơn vị HCSN

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì? bao gồm:

-          Quản lý đội ngũ kế toán của doanh nghiệp.

-          Kiểm tra các rủi ro về sai sót số liệu trên sổ sách. Đưa ra các giải pháp tốt nhất về thuế và tối đa hóa lợi nhuận theo đúng quy định pháp luật.

-          Đảm bảo tính hợp pháp trên các chứng từ, sổ sách.

-          Kiểm tra việc khai báo thuế, nộp thuế định kỳ để đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

-          Tham gia vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính vào thời gian quy định.

-          Tham gia phân tích, dự báo các số liệu tài chính để đề xuất các giải pháp hiệu quả.

-          Một số nhiệm vụ khác.

Quyền hạn của kế toán trưởng là gì, quyền hạn của kế toán trưởng trong doanh nghiệp sẽ độc lập hoàn toàn với các vị trí kế toán khác. Đặc biệt, trong đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán trưởng có quyền đưa ra các ý kiến với người đại diện pháp luật của đơn vị về việc thay đổi nhân sự. Bên cạnh đó, một kế toán trưởng còn có những quyền hạn sau:

-          Phân công và chỉ đạo đội ngũ kế toán của công ty;

-          Yêu cầu tất cả các bộ phận chuyển các chứng từ, tài liệu kịp thời cho công tác hạch toán;

-          Các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế hay các chứng từ liên quan đến lương, thưởng đều phải có chữ ký của kế toán trưởng;

-          Có ý kiến bằng văn bản với Giám đốc công ty về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ.

Tham khảo Bảng dịch vụ kế toán trọn gói tại công ty Luật ACC nhé. Chúng tôi cam kết đem đến bạn chất lượng dịch vụ uy tín với mức giá ưu đãi nhất

5. Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

- Vị trí của kế toán trưởng trong doanh nghiệp cực kỳ quan trọng khi chịu trách nhiệm chính trong vấn đề tài chính của công ty. Kế toán trưởng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến kế toán theo quy định của nhà nước ban hành. Dùng nghiệp vụ chuyên môn để xem xét và đánh giá khả năng tài chính các dự án hoặc công trình trước khi đề xuất lên ban lãnh đạo.

- Tham mưu cho cấp trên về cách sử dụng nguồn vốn hợp lý và cập nhật các luật cũng như quy định về những thay đổi đối với ngành kế toán. Kế toán trưởng cũng cần đảm bảo nguồn vốn của công ty và kiểm tra kỹ các hợp đồng kinh tế để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kế toán trưởng cũng xây dựng và phối hợp với các phòng ban liên quan để thiết lập hệ thống và tạo mạng lưới quản lý thông tin chất lượng cao, giúp công ty nâng cao vấn đề bảo mật dữ liệu. Kế toán trưởng còn đảm nhiệm vai trò cố vấn cho cấp trên các cách xử lý những khó tài chính của công ty trong quá trình hoạt động.

6. Những kỹ năng mà kế toán trưởng cần có

Kế toán trưởng chuyên nghiệp không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà còn thành tạo kỹ năng mềm. Một số kỹ năng cơ bản, chẳng hạn:

  • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

 Kế toán trưởng là người kết nối giữa các kế toán viên, các bộ phận khác và cấp trên, vì thế kỹ năng giao tiếp sẽ giúp quá trình trao đổi và làm việc diễn ra suôn sẻ hơn.

  • Nhạy bén với các con số và dữ liệu

Kế toán trưởng sẽ tiếp xúc với rất nhiều báo cáo, chứng từ chứa đầy các con số và dữ liệu, số đo sự nhạy bén và yêu thích những con số sẽ giúp kế toán trưởng hoàn thành các việc kiểm kê sổ sách giấy tờ nhanh và chính xác hơn.

  • Khả năng tư duy

Phân tích vấn đề và các số liệu một cách logic và nhanh chóng sẽ hỗ trợ kế toán trưởng dễ dàng nhìn được các lỗ hổng của tài chính công ty và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp. 

  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Kế toán trưởng là người sẽ quản lý và tổ chức các quy trình làm việc và việc có kỹ năng tổ chức tốt sẽ đảm bảo kế toán viên thực hiện các nhiệm vụ đúng với các quá trình xử lý và yêu cầu công việc. 

  • Cẩn thận và chú ý đến các chi tiết

Sự sai sót số trong lúc xử lý và thống kê các dữ liệu có thể dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng, do đó, kế toán trưởng luôn cần cẩn thận và chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất, hạ thấp nguy cơ tổn thất tài chính cho doanh nghiệp.

7. Lương của kế toán trưởng trung bình hiện nay

Đối với kế toán trưởng mới được bổ nhiệm của Công ty cổ phần áp dụng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp nhà nước thì xếp vào chức danh kế toán trưởng của công ty.

Hiện nay, trên thị trường lao động mức lương bậc thấp của kế toán trưởng rơi vào khoản 16,7 triệu đồng và mức lương cao nhất có thể lên đến 67,5 triệu đồng. Có thể thấy, với mức độ công việc phức tạp khác nhau của công việc xử lý sổ sách, số liệu kế toán cho một công ty thì lương của kế toán trưởng sẽ khác nhau.

 Hơn nữa, việc xác định mức lương trả cho chức danh kế toán trưởng bằng, cao hơn hoặc thấp hơn Phó Giám đốc phải căn cứ vào việc đánh giá mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của từng chức danh đòi hỏi và docông ty quy định trong quy chế trả lương của công ty.

8. Lộ trình để trở thành một kế toán trưởng

Kế toán trưởng là vị trí cấp quản lý rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Lộ trình trở thành kế toán trưởng là điều mọi kế toán đều phấn đấu thực hiện.

Trong lộ trình phát triển nghề kế toán nói chung, cần trái qua 2 bước ngoặt lớn bao gồm: Kế toán phần hành (Kế toán viên) lên Kế toán tổng hợp và cuối cùng là Kế toán trưởng.

Các quá trình thăng tiến nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào khả năng và kỹ năng của mỗi người.  Với vị trí kế toán viên, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc các chuyên ngành về kế toán, có thể ứng tuyển vào vị trí Kế toán viên tại nhà hàng, công ty, doanh nghiệp...

Ở giai đoạn đầu: vì thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, do đó cần được đảm nhiệm một lĩnh vực cụ thể như: Kế toán kho, Kế toán thuế, Kế toán bán hàng, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán, Kế toán công nợ.. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung kiến thức và trình độ bằng cách tham gia các lớp học về nghiệp vụ kế toán để nâng cao kỹ năng và bổ sung kiến thức cho mình.
 
- Kế toán tổng hợp: Ở chức vụ này, bạn đã thực hiện các công việc với vị trí Kế toán viên từ 3 năm trở lên, có trình độ chuyên môn vững vàng, biết cách tổng hợp các dữ liệu trong hoạt động kế toán, thực hiện bảo cáo và so sánh số dư đầu kỳ cuối kỳ, phối hợp số liệu từ những bộ phận khác để báo cáo tài chính.
 
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là vị trí đứng đầu trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, là người hướng dẫn, trực tiếp chỉ đạo các công việc về nhân viên kế toán sao cho hợp lý, Đồng thời, họ là người tham mưu cho các nhà lãnh đạo về tình hình kế toán, tài chính của doanh nghiệp. 

9. Dịch vụ kế toán trưởng của Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn dịch vụ kế toán trưởng. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác;

10. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kế toán trưởng của Luật ACC

           Chúng tôi là doanh nghiệp được cấp phép theo quy định của pháp luật

·         Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt cung cấp dịch vụ kế toán toán trưởng

·         Cam kết xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác với giá cả hợp lý.

·         Luôn thông báo, cập nhật tiến độ cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp.

·         Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sai sót.

·         Tính bảo mật cao: cam kết giữ kín toàn bộ hồ sơ, số liệu và chỉ sử dụng khi khách hàng đồng ý.

11. Những câu hỏi thường gặp

Quy định của pháp luật về kế toán trưởng?

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ tài chính doanh nghiệp, nên có một số các điều luật dành cho vị trí kế toán trưởng. Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP

Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì? 

Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp cực kỳ quan trọng khi chịu trách nhiệm chính trong vấn đề tài chính của công ty. Kế toán trưởng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến kế toán theo quy định của nhà nước ban hành. Dùng nghiệp vụ chuyên môn để xem xét và đánh giá khả năng tài chính các dự án hoặc công trình trước khi đề xuất lên ban lãnh đạo.

Người làm kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn nào?

Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Lập báo cáo tài chính của kế toán trưởng?

Báo cáo tài chính là bản ghi tóm tắt kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quý hoặc năm của doanh nghiệp. Tùy vào từng doanh nghiệp, tổ chức mà kế toán trưởng hoặc giám sát kế toán viên lập để trình bày nếu ban lãnh đạo có yêu cầu.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (758 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo