Xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2024

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là đấu tranh phòng, chống những hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Vì vậy đây là cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp. Muốn đấu tranh có hiệu quả cần nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan chống tham nhũng thích hợp.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin vềXây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2023. Mời khách hàng cùng theo dõi.

Chong Tham Nhung 1664785561349678265611 0 0 296 474 Crop 1664785569952657004255
Xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2023

 

1. Tham nhũng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

2. Các hành vi tham nhũng

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nướcdo người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

3. Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 4510/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2023 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  2. Mục đích
  3. a) Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của từng công chức, viên chức và người lao động (CCVC-LĐ) trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cựcgóp phần giữ vững ổn định chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội;kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.
  4. b) Thực hiệnđầy đủ, đồng bộ các nội dung phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng và của Bộ chỉ số Phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành; chú trọng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới và tự kiểm tra trong nội bộ của cơ quan, đơn vị.
  5. c) Xây dựng đội ngũ CCVC-LĐ thuộc cơ quan có phẩm chất đạo đức, liêm chính, có năng lực và trình độ chuyên môn, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
  6. Yêu cầu
  7. a) Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Kế hoạch năm 2023, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng quy định pháp luật, khắc phục các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra, khắc phục các hạn chế, yếu kém năm 2022 (nếu có).
  8. b) Việc triển khai công tác PCTN, tiêu cực phải cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị; tập trung vào những hạn chế trong quản lý đã phát sinh trong những năm qua để xây dựng kế hoạch công tác PCTN, tiêu cực cho phù hợp.
  9. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
  10. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
  11. a) Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sởchủ động triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, phụ trách; chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu trong giải quyết công việc, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập tại cơ quan,đơn vị mình, có giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đảm bảo đúng quy định pháp luật; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, nhất là trên các kênh hỏi đáp, phản ánh, kiến nghị trực tuyến; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
  12. b) Thường xuyên rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật trong các lĩnh vực theo thẩm quyền để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ trong Chương trình công tác của đơn vị.
  13. c) Xây dựng đội ngũ CCVC-LĐ có lập trường chính trị vững vàng, tư cách đạo đức trong sáng, tự trọng; tác phong chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
  14. d) Xử lý nghiêmThủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở thiếu trách nhiệm để CCVC-LĐ thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; bao che, dung túng hành vi sai phạm.
  15. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN, tiêu cực; tăng cường tuyên truyền, quán triệt đầy đủ cho công chức, viên chức và người lao động nhận thức đầy đủ các nội dung của Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, đơn vị chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, tiêu cực, về khiếu nại, tố cáo liên quan đến PCTN, tiêu cực; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực trong kế hoạch thi hành pháp luật, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023 của UBND tỉnh; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực, chống lợi ích nhóm trong quá trình thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, tiêu cực cho UBND tỉnh.

  1. Công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
  2. a) Về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động:Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở thực hiện việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động đúng nguyên tắc, nội dung, hình thức theo Điều 10 Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hiện cung cấp thông tin, giải trình khi có yêu cầu theo quy định.
  3. b) Về tiêu chuẩn, định mức, chế độ: Tiếp tục rà soát xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ đúng quy định, sát thực tế, nhất là các lĩnh vực tài chính, mua sắm trang thiết bị.., thường xuyên tự kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
  4. c) Về thực hiện quy tắc ứng xử: Rà soát ban hành quy chế làm việc, quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; quántriệt chặt chẽ quy định về tặng quà và nhận quà tặng đến toàn thể CCVC-LĐ thuộc quyền quản lý và ban hành kế hoạch kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ.
  5. d) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác: Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác ngay từ đầu năm 2023, tổ chức thực hiện theo kế hoạch và báo cáo số lượng chuyển đổi định kỳ theo quy định.

đ) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản; tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính đúng quy định để tăng cường, nâng cao hiệu quả công vụ, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

  1. e) Tổ chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
  2. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực
  3. a) Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSởchủ động kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện công vụ của CCVC-LĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ, nhất là “tham nhũng vặt”.
  4. b) Tiếp tục duy trì hệ thống đường dây nóng, hộp thư góp ý tại cơ quan, đơn vị.
  5. c) Việc xử lý phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực phải xem xét, xử lý kịp thời, nhất là những tố cáo nặc danh nhưng cụ thể về người vi phạm và hành vi vi phạm; áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo;Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở xử lý nghiêm túc thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét.
  6. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; việc xử lý trách nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo Bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ
  2. a)Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp đầy đủ tài liệu minh chứng công tác PCTN năm 2022 về Thanh tra Sở tổng hợp và chấp hành nghiêm túc yêu cầu của Thanh tra Sở trong việc bổ sung, làm rõ các nội dung tiêu chí đánh giá.
  3. b) Chất lượng tổng hợp, cung cấp tài liệu minh chứng công tác PCTN năm 2022 là một trong những cơ sở để xem xét tiến hành thanh tra trách nhiệm đối vớiThủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Văn phòng Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện rà soát, tham mưu Giám đốc Sở ban hành các văn bản để thực hiện Kế hoạch này.Hình thức công khai minh bạch bắt buộc thực hiện công khai, minh bạch trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị đối với Kế hoạch này và các văn bản công khai, minh bạch trong năm 2023, trừ những nội dung mật. Riêng các nội dung công khai của đơn vị trực thuộc Sở thì công khai bằng các hình thức phù hợp theo quy định.
  2. Thanh tra Sở chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Định kỳ tham mưu Lãnh đạo Sở báo cáo công tác PCTN, tiêu cực cho Ban Nội chính Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và Thanh tra Bộ Tư pháp đảm bảo đúng theo quy định. Tập hợp các tài liệu đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 của Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở gửi Thanh tra tỉnh khi có văn bản yêu cầu.
  3. Phòng Xây dựng và Phổ biến pháp luật giúp Lãnh đạo Sởchủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về PCTN, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo liên quan đến PCTN, tiêu cực; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực trong kế hoạch theo dõi, thi hành pháp luật, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023 của UBND tỉnh; lồng ghép nội dung PCTN, tiêu cực, chống lợi ích nhóm trong quá trình thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Sở cung cấp số liệu hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục giáo luật liên quan đến công tác PCTN, tiếp dân, khiếu nại, tố cáo hàng tháng, quý (trước ngày 05 của mỗi tháng, quý) theo quy định.
  4. Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộcSở, công chức, viên chức và người lao động có liên quan triển khai và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở,  căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, gửi về Thanh tra Sở chậm nhất ngày 16/01/2023 (thứ hai), đồng thời thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm:Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng cấp tỉnh

Có thể bạn quan tâm: Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch phòng chống tham nhũng cấp xã

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (363 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!