Thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức 2024

Vận tải đa phương thức là khái niệm được đề cập khá nhiều hiện nay. Vậy vận tải đa phương thức được hiểu như thế nào? điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức là gì? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
Thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

1. Vận tải đa phương thức là gì?

Khái niệm vận tải đa phương thức được đề cập đến tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP. Theo đó, vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

Vận tải đa phương thức được chia theo phạm vi bao gồm:

  • Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
  • Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Quy trình vận tải đa phương thức

Quy trình vận tải đa phương thức có thể được mô tả như sau:

  • Bước 1: Nhận hàng hóa
  • Bước 2: Vận chuyển theo phương thức thứ nhất
  • Bước 3: Vận chuyển theo phương thức thứ hai (Nếu có)
  • Bước 4: Làm thủ tục hải quan (Nếu có)
  • Bước 5: Vận chuyển theo phương thức thứ ba
  • Bước 6: Vận chuyển theo phương thức thứ tư (Nếu có)
  • Bước 7: Giao hàng hóa

Ưu nhược điểm của vận tải đa phương thức:

Vận tải đa phương thức cũng giống như các phương thức vận tải khác. Hiệu quả của vận tải đa phương thức được đem lại do những ưu điểm của nó, tuy nhiên hình thức vận tải này cũng có những nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Vận tải đa phương thức được thể hiện trên một hợp đồng và một chứng từ nên thủ tục gọn và nhanh chóng.
  • Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm xuyên suốt từ khi bắt đầu hàng hóa xuất đến khi hàng hóa về đúng nơi nhận hàng nên khách hàng có thể yên tâm hơn về độ an toàn của hàng hóa.
  • Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn.
  • Độ an toàn cao, hiếm xảy ra thiệt hại khi vận chuyển hàng hóa theo hình thức vận tải đa phương thức.

Nhược điểm

  • Vận tải đa phương thức đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.
  • Trong một số mô hình của vận tải đa phương thức thường có tốc độ chuyên chở chậm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.
  • Vận tải đa phương thức hạn chế với một số hàng hóa nhanh hỏng, chất lượng giảm theo thời gian.

3. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức

Doanh nghiệp hay công ty vận tải đa phương thức phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

4. Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

Để kinh doanh vận tải đa phương thức, cơ sở kinh doanh phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức theo thủ tục sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo mẫu;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện kiểm toán thì phải được tổ chức ngân hàng hoặc tổ chức, cá nhân khác bảo lãnh tương đương; hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cấp giấy phép

  • Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế cho doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.

5. Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức

Các quy định về vận tải đa phương thức được đề cập trong các văn bản như:

  • Nghị định 87/2009/NĐ-CP
  • Nghị định 144/2018/NĐ-CP

Trên đây là một số thông tin về thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức. Nhìn chung, xu hướng của vận tải đa phương thức được đánh giá là ngày càng phát triển do sự giao lưu, hội nhập kinh tế, sự gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. Do đó, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa không thể chỉ sử dụng một phương thức vận tải duy nhất. Các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề vận tải nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng cần tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan để việc kinh doanh được hiệu quả và hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (642 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo