Hướng tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định

1. Thông tin chung

Bình Định có bờ biển dài trên 134 km và nhiều đảo ven bờ; có nhiều cảng biển lớn và truyền thống đánh cá lâu đời, vùng nội thủy rộng lớn và có vùng đặc quyền kinh tế. Bình Định được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế to lớn và là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển và hàng hải. Đây sẽ là những lợi ích để Bình Định hướng đến trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước.

Như vậy, quy hoạch phía Đông của dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam qua Bình Định giai đoạn 2021-2025 nếu được Quốc hội thông qua sẽ phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2035 với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước. Đường cao tốc đi qua phía Đông của tỉnh sẽ tạo đòn bẩy, một cực hút kinh tế rất lớn cho các ngành công nghiệp, dịch vụ: Du lịch, cảng biển, logistics, thương mại dịch vụ, đô thị ven biển, xây dựng, quy hoạch đô thị... Đặc biệt tại các nút giao thông kết nối đường cao tốc với QL1A sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế đột phá:

Hoài Nhơn: nút giao thông quan trọng của đường cao tốc Bắc Nam, điểm kết nối với các huyện phía Tây, Nam Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, cảng Tam Quan

Phú Mỹ: điểm kết nối cao tốc với nhà ga TGV Bắc Nam

An Nhơn: điểm kết nối của đường cao tốc với SB Phù Ca, TP An Nhơn trong tương lai

Cầu Bà Di: Điểm kết nối với QL19 mới, QL19 và các dịch vụ logistics trên tuyến đường này trong tương lai, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku trong tương lai, cửa ngõ Tây Nguyên nhìn ra biển

Quy Nhơn: Nút giao quan trọng của đường cao tốc Bắc Nam, điểm kết nối với Becamex Vsip, hầm Cù Mông, quốc lộ 19C phía Tây đi Phú Yên và Tây Nguyên, trung tâm thành phố Quy Nhơn và cảng Quy Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (952 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!