Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng [Chi tiết 2024]

Hiện nay, các doanh nghiệp rất ưa chuộng việc đăng kí địa điểm kinh doanh qua mạng vì tính tiện lợi cũng như nhanh gọn. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết đến dịch vụ này và thực hiện một nó cách thành thạo. Nên hãy cùng ACC tìm hiểu Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng qua bài viết dưới đây!

Thu Tuc Dang Ky Dia Diem Kinh Doanh Qua Mang
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng [Chi tiết 2023]

1. Đăng ký địa điểm kinh doanh là gì?

Khoản 1 Điều 42 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: Đăng ký kinh doanh qua mạng là việc chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc có thể sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Hiện tại, hệ thống Đăng ký DN qua mạng điện tử đã được Bố Kế hoạch và Đầu tư đưa vào hoạt động chính thức. Nhờ hệ thống này, người thành lập doanh nghiệp có thể dễ dàng chuẩn bị, nộp hồ sơ đăng ký DN tới những cơ quan quản lý mà không cần đến trực tiếp.

Đặc biệt, nạng điện tử còn giúp cơ quan đăng ký tiếp nhận, xem xét và xử lý hồ sơ đăng ký do người dùng gửi lên. Từ đó, thông báo kết quả và giải quyết thủ tục đăng ký theo cách ngắn gọn và đơn giản nhất.

Xem thêm bài viết về đăng ký kinh doanh để hiểu rõ hơn

2. Các hồ sơ cần có để đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hồ sơ để thành lập địa điểm kinh doanh công ty bao gồm:

  • Văn bản thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
  • Văn bản quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp
  • Nếu chủ doanh nghiệp là công dân Việt Nam: Cung cấp bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
  • Nếu người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người nước ngoài: Cung cấp bản sao công chứng Hộ chiếu và Thẻ tạm trú.

3. Hướng dẫn đăng kí địa điểm kinh doanh qua mạng

3.1. Chuẩn bị tài khoản và hồ sơ đăng kí

Để thực hiện nộp hồ sơ, bạn cần có tài khoản trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp. Chi tiết các bước đăng ký như sau:

Bước 1:

+ Đầu tiên, bạn cần truy cập vào địa chỉ Website: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn bằng cách nhập hoặc copy địa chỉ này dán vào thanh công cụ của trình duyệt.

+ Nhấn phím [Enter] để bắt đầu truy cập vào Website.

Bước 2:

Tại cửa sổ đăng nhập ngay trên trang chủ, bạn nhấn vào trường [Tạo tài khoản mới]. Sau đó nhanh chóng nhập những thông tin được yêu cầu trong cửa sổ tiếp theo. Hãy chú ý rằng các thông tin mình điền là chính xác. Nếu không, bạn có thể không nhận được phản hồi của cơ quan quản lý trong những trường hợp cần thiết.

Bước 3:

Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký thông tin, email kích hoạt sẽ được gửi đến hòm thư của bạn. Hãy nhanh chóng click vào link này để hoàn tất việc đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin về doanh nghiệp của mình.

3.2. Thực hiện đăng ký tài khoản Đăng ký kinh doanh

https://youtu.be/7iEFlbX59to

Sau khi có được tài khoản truy cập, bạn cần chú ý lập tài khoản đăng ký kinh doanh. Thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, đăng nhập vào tài khoản thông thường trên cổng thông tin của mình.

+ Tại thanh công cụ trên trang chủ Website, chọn mục [Quản lý thông tin cá nhân]. Sau đó tiếp tục chọn [Yêu cầu Tài khoản Đăng ký kinh doanh] hoặc trường [Thay đổi thông tin cá nhân].

+ Tích lựa chọn vào mục “Tôi đồng ý với các điều khoản và điều kiện để được Gán Tài khoản Đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh”.

+ Lựa chọn, tải tài liệu có chức năng chứng thực cá nhân. Lúc này, nhấn nút [Browse] để tìm kiếm tài liệu. Sau đó, chọn [Upload] để bắt đầu tải tài liệu lên.

+ Điền những thông tin chứng thực cá nhân của bạn vào theo yêu cầu của cửa sổ. Sau đó chọn xác nhận để tải những thông tin đó lên trang.

+ Chọn mục [Thay đổi thông tin cá nhân]. Tiếp đến lựa chọn Thông tin về Tài khoản đăng ký kinh doanh hiển thị. Lúc này, bạn có thể kiểm tra trạng thái tài khoản đăng ký kinh doanh của mình đã đúng và xác thực hay chưa.

3.3 Hướng dẫn kê khai thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

Trong việc này, chúng ta cần thực hiện những hạng mục nhỏ khác nhau.

Tạo hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi đã có được tài khoản Đăng ký kinh doanh, cần nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ. Chi tiết việc này sẽ được thực hiện theo những bước dưới đây:

Bước 1: Chọn phương thức cụ thể để nộp HS. Có các phương thức là sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh và sử dụng chữ ký số công cộng.

+ Bước 2: Lựa chọn hình thức đăng ký. Ở đây, thông thường mọi người sẽ lựa chọn mục thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc để tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng.

+ Bước 3: Lựa chọn loại hình đăng ký mới là chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh.

+ Bước 4: Nhập các thông tin của đơn vị chủ quản. Bao gồm: Mã số doanh nghiệp, mã số nội bộ trong hệ thống của doanh nghiệp.

+ Bước 5: Lựa chọn tài liệu đính kèm hồ sơ. Bạn tích chọn loại tài liệu hoạc giữ nút Ctrl để cùng lúc tải lên nhiều loại cùng lúc. Sau đó, nhấn nút [Chọn] để thêm những tài liệu cần thiết vào danh sách. Sau đó, nhấn OK để xác nhận lựa chọn của mình đối với các loại tài liệu đính kèm.

Tiến hành kê khai thông tin trong hồ sơ

Lúc này, mọi người cần thực hiện nhập các thông tin từ hồ sơ đăng ký của mình vào những khối thông tin tương ứng. Đối với việc đăng ký địa điểm kinh doanh, các khối thông tin cần điền như sau:

+ Hình thức đăng ký.

+ Địa chỉ.

+ Ngành nghề kinh doanh.

+ Tên doanh nghiệp trực thuộc.

+ Thông tin vốn.

+ Thông tin về thành viên.

+ Người đại diện PL.

+ Người quản lý khác.

+ Chứng chỉ hành nghề.

+ Thông tin thuế.

+ Giờ làm việc.

+ Người liên hệ.

+ Người ký.

Một lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ chính là thông tin hồ sơ đính kèm cần khớp với thông tin kê khai. Nếu không, việc đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ không thể hoàn tất được.

Kiểm tra thông tin

Sau khi nhập xong những thông tin kể trên, bạn cần kiểm tra lại thông tin. Việc này được thực hiện bằng cách nhấn vào nút [Kiểm tra thông tin]. Khi đó, có hai khả năng dưới đây:

Nếu thông tin nhập chưa đủ hay chưa chính xác, hệ thống sẽ gửi các cảnh báo lỗi. Bạn chỉ cần Click vào những cảnh báo lỗi đó màn hình sẽ chuyển tới thông tin bị lỗi và giúp bạn sửa.

+ Nếu thông tin đã chính xác, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo.

Trong trường hợp muốn xem Dự thảo Giấy chứng nhận, bạn hãy nhấn vào nút [Xem trước]. Bản dự thảo sẽ hiện ra một cách đầy đủ và chính xác.

3.4. Chỉ định người ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

+ Người nộp HS cần tiến hành gán tên người ký lên theo quy định.

+ Hãy chọn khối thông tin [Người ký/ xác nhận] để thực hiện việc này.

+ Trong trường thông tin [Tìm kiếm Email], hãy nhập mail của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Hệ thống sẽ điền và gửi thông tin theo đúng địa chỉ email đó. Bạn cần lưu ý là địa chỉ email kể trên phải ở tình trạng đang hoạt động. Đồng thời được sử dụng trong bước đăng ký tài khoản thông thường.

+ Nhập thông tin về chức danh của người ký hồ sơ.

+ Nhấn nút [chọn] để yêu cầu cá nhân có trách nhiệm ký lên hồ sơ.

Lúc này, Email sẽ được hệ thống gửi về những địa chỉ email đã được đăng ký trong mục người ký hồ sơ.

3.5. Theo dõi tình trạng của hồ sơ

Khi đã nộp hồ sơ thành công, hồ sơ của bạn sẽ hiển thị trạng thái là “Đã gửi đi”. Trong hệ thống sẽ có 02 bản in trên tài khoản của người thực hiện việc nộp hồ sơ. Cụ thể như sau:

+ Bản xem trước là những thông tin của hồ sơ đã nộp.

+ Giấy biên nhận.

Trong trường hợp hồ sơ có sai sót, Phòng ĐKKD sẽ gửi yêu cầu sửa đổi vào Email thông báo đã đăng ký. Doanh nghiệp cần chú ý theo dõi email để tiến hành sửa đổi theo đúng yêu cầu.

Cụ thể việc sửa đổi hồ sơ và nộp lại được thực hiện theo các bước sau:

+ Xem thông báo về việc cần sửa đổi thông tin.

+ Tiến hành việc sửa đổi những tài liệu đính kèm theo thông báo.

+ Ký xác thực.

+ Nhận giấy biên nhận mới.

3.6. Nhận kết quả

Sau khi nộp trực tuyến hồ sơ hoàn tất, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được xử lý. Và người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo đầy đủ về việc này.

Việc tiếp theo cần làm chính là nộp bản giấy đến phòng ĐKKD của hồ sơ online đã gửi. Sau đó, nhận kết quả trả về về việc đăng ký địa điểm kinh doanh.

4. Mọi người cũng hỏi

Nơi đặt địa điểm kinh doanh như thế nào?

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Thời gian giải quyết hồ sơ?

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ;

Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu.

ACC đã tham khảo và hướng dẫn các bạn đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (863 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo