Xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2024

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là đấu tranh phòng, chống những hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Vì vậy đây là cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp. Muốn đấu tranh có hiệu quả cần nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan chống tham nhũng thích hợp.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2023 Mời khách hàng cùng theo dõi.
Chong Tham Nhung 1664785561349678265611 0 0 296 474 Crop 1664785569952657004255
Xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2023

1. Tham nhũng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

2. Các hành vi tham nhũng

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nướcdo người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

3. Xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 11/01/2023 của UBND tỉnh Sơn La về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Ngày 16/01/2023, Văn phòng UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 09/KH-VPUB về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.

Mục đích Kế hoạch nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCTN, TC; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, TC theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN, TC gắn với tăng cường hoạt động quản lý nhà về PCTN; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tham nhũng theo quy định của pháp luật; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện nghiêm các quy định về công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Nội dung Kế hoạch gồm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện các biện pháp trong phòng ngừa tham nhũng; Công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC; Công tác tiếp dân, xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng; Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân trong công  tác PCTN, TC.

Văn phòng UBND tỉnh giao Ban Tiếp công dân tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đơn, thư theo yêu cầu của các sở, ban, ngành liên quan. Giao phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị công khai các văn bản của Văn phòng về công tác cán bộ, chế độ, chính sách; công khai dự toán thu, chi tài chính, ngân sách quý, 6 tháng, năm theo quy định trên Trang thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh. Chỉ đạo Trung tâm Thông tin cập nhật, đăng tải các văn bản chỉ đạo, các văn bản phải công khai theo quy định công tác phòng, chống tham nhũng trên Cổng/Trang thông tin điện tử tạo điều kiện cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nghiên cứu, thực hiện.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (503 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!