Cuộc song ngày càng phát triển làm tăng nhu cầu di chuyển, Dịch vụ vận tải từ đó trở nên phổ biến ở nhiều nơi, Để đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực này, hợp đồng vận tải, hợp đồng vận tải hành khách. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến các thông tin về hợp đồng vận chuyển hành khách và mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì ?
Theo điều 522 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vận chuyển, vận tải hành khách như sau:
“Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.”
Trong Hợp đồng vận chuyển hành khách, chủ thể của Hợp đồng là bên vận chuyển và hành khách. Bên vận chuyển có thể là pháp nhân hoặc các nhân được phép kinh doanh vận chuyển hành khách. Đối với một số loại phương tiện giao thông như máy bay, tàu hỏa do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm.
Hành khách là cá nhân đi trên các phương tiện giao thông vận tải sử dụng dịch vụ vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển.
2. Mục đích của hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch
Xét về bản chất, hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng song vụ. Mục đích của hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu của các hành khách di chuyển từ 1 điểm đến các địa điểm đã thỏa thuận. Hợp đồng vận chuyển hành khách là thỏa thuận của các bên về sử dụng dịch vụ vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách là căn cứ cho hoạt động của bên vận chuyển, là căn cứ đền bù thiệt hại bởi Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng có đền bù
3. Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch
Có hai hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách là:
(i) Bằng văn bản (vé tàu xe, máy bay, tàu sông, tàu biển có chứa đựng điều khoản căn bản của hợp đồng vận chuyển hành khách)
(ii) Bằng hình thức miệng (là sự thỏa thuận miệng giữa hành khách và bên vận chuyển về nội dung và hình thức vận chuyển).
4. Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
(Số: ……………./HĐVCHK)
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại …………………………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN VẬN CHUYỂN (BÊN A):……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………….
Fax: ………………………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………………………….
Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………… làm đại diện.
BÊN HÀNH KHÁCH (BÊN B): …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
Fax: ……………………………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………….
Do ông (bà): ………………………………………………………………………………………………………...…
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………. làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VẬN CHUYỂN
1.1. Số người ………..; Trọng lượng hành lý ………….
1.2. Giá cước: ……………………………………………
ĐIỀU 2: ĐỊA ĐIỂM NHẬN KHÁCH, GIAO KHÁCH
2.1. Bên A phải đến đường ………….., xã ……………, phường ……………. nhận hành khách vào thời gian ….. giờ….. ngày ..... tháng ……… năm …………..
2.2. Bên A phải giao khách đến đường ………….., xã ……………, phường ……………. vào thời gian ….. giờ….. ngày ..... tháng ……… năm …………..
ĐIỀU 3: PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
3.1. Bên B yêu cầu bên A vận chuyển số khách bằng phương tiện (xe ca, tàu thủy, máy bay, xích lô…) phải có khả năng cần thiết như sau:
- a) Tốc độ phải đạt ….. km/giờ
- b) Có máy điều hòa, quạt, mái che.
- c) Số lượng phương tiện là: ……………
3.2. Bên A chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển để bảo đảm vận tải trong thời gian là ……….
3.3. Bên A phải chuẩn bị đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
3.4. Bên A phải làm vệ sinh phương tiện vận chuyển hành khách.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Nghĩa vụ của bên A:
- a) Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình và cước phí hợp lý theo loại phương tiện của lộ trình đó; bảo đảm đủ chỗ ngồi cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
- b) Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
- c) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
- d) Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
- e) Hoàn trả lại cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì theo quy định của pháp luật.
- f) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên A phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Bên A không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên A hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
4.2. Quyền của bên A:
- a) Yêu cầu hành khách trả lại đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt qua mức quy định.
- b) Từ chối chuyên chở hành khách trong các trường hợp sau đây:
- Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
- Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác trong hành trình;
- Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Nghĩa vụ của bên B:
- a) Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người;
- b) Có mặt tại địa điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận;
- c) Tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của bên vận chuyển và các quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
5.2. Quyền của bên B:
- a) Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại vé với lộ trình đã thỏa thuận;
- b) Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- c) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên A có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm thỏa thuận;
- d) Được nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp sau đây:
- e) Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
- f) Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.
ĐIỀU 6: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
6.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong các trường hợp quy định tại các mục b) Khoản 4.2 Điều 4 của hợp đồng này.
6.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên A vi phạm nghĩa vụ quy định tại các mục a), b), d) Khoản 4.1 Điều 4 của hợp đồng này.
ĐIỀU 7: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (Nếu có)
ĐIỀU 8: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
8.1. Bên nào vi phạm hợp đồng, thì phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra.
8.2. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới…% giá trị phần tổng cước phí dự chi.
ĐIỀU 9: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
9.1. Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của bên B bị thiệt hại thì bên A phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
9.2. Bên A không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
9.3. Trong trường hợp bên B vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên A hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
10.1. Nếu có vấn đề gì bất lợi các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi.
10.2. Trường hợp các bên không tự giải quyết xong thì thống nhất sẽ khiếu nại tại Tòa án.
10.3. Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………………. đến ngày ….. tháng …. năm ……
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Khách hàng có thể tải Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch tại đây.
Nội dung bài viết:
Bình luận