Mẫu hợp đồng tổ chức sự kiện (Cập nhật 2024)

Hợp đồng là một văn bản thông dụng nhất ngày nay ngoài ra nó còn mang giá trị pháp lý nhất định. Có thể thấy hợp đồng xuất hiện rất gần trong cuộc sống chúng ta. Từ nhỏ khi đi học chúng ta đã phải đóng tiền bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm, mua xe thì có bản hợp đồng bảo gồm cam kết của bên mua và bên bán, mua nhà thì có hợp đồng mua nhà, các doanh nghiệp thì có các hợp đồng kinh doanh với nhau. Có một hợp đồng đang được quan tâm đến là hợp đồng tổ chức sự kiện? Mẫu hợp đồng tổ chức sự kiện có những nội dung gì? Để tìm hiểu hợp đồng tổ chức sự kiện là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo thêm nhé.

muc-dich-y-nghia-to-chuc-su-kien-min-1536x654-1Hợp đồng tổ chức sự kiện

1. Hợp đồng tổ chức sự kiện là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 513 về hợp đồng dịch vụ như sau: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Như vậy, tổ chức sự kiện là một dịch vụ mà bên cho thuê là bên cung cấp dịch vụ còn bên thuê sẽ cung cấp nội dung muốn thuê.

Xem thêm: Giấy phép tổ chức ngoài trời

2. Nội dung mẫu hợp đồng tổ chức sự kiện

Điều 402 Bộ Luật Dân sự quy định, các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng dân sự như sau:

  • Thông tin cá nhân của các bên trong hợp đồng;
  • Đối tượng hợp đồng là công việc được làm hoặc không được làm;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phạm vi hợp đồng;
  • Các nội dung theo thỏa thuận khác.

Lưu ý: Nội dung hợp đồng theo thỏa thuận của các bên tuy nhiên sự thỏa thuận phải đáp ứng các nội dung của pháp luật và không được vi phạm các điều cấm của pháp luật.

3. Mẫu hợp đồng tổ chức sự kiện

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________

HỢP ĐỒNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

(Số……………………………………………..)

  • Căn cứ Luật dân sự số 33/2005/QH 11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;
  • Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH 11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;
  • Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện của hai bên.

Hôm nay, ngày …… tháng…….năm ……,  chúng tôi gồm:

Bên A(Bên sử dụng DV):

– Địa chỉ  :

– Điện thoại :                                                            Fax:

– Mã số thuế:

– Đại diện :                                                           Chức vụ:   

– Số tài khoản :

Bên B (Bên cung cấp DV):

– Địa chỉ  :

– Điện thoại :                                                            Fax:

– Mã số thuế:

– Đại diện :                                                           Chức vụ:   

– Số tài khoản :

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất thoả thuận ký kết hợp đồng tổ chức sự kiện với các điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý chọn Bên B nhận cung cấp dịch vụ theo các điều khoản sau:

–    Địa điểm tổ chức:

–    Thời gian tổ chức:

–    Thi công lắp đặt ngày:

Các nội dung công việc thực hiện tại chương trình đã được Bên A đồng ý và phê duyệt tại bảng báo giá đính kèm

ĐIỀU 2: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Tổng giá trị hợp đồng :  

Giá đã bao gồm 10% VAT.

  • Bên A tạm ứng trước cho Bên B 50% giá trị hợp đồng tương đương …………  trong vòng 5 ngày sau khi ký kết hợp đồng và trước khi thi công  
  • Bên A thanh toán cho bên B 50% giá trị còn lại tương đương ………….. sau khi bên A nghiệm thu và bên B xuất hóa đơn VAT, cung cấp biên bản thanh lý hợp đồng tổ chức chương trình cho bên A.
  • Phương thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng.
  • ĐIỀU 3: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
  • Bên A có trách nhiệm đưa ra ý tưởng và nội dung chương trình cho Bên B trước 2 ngày để Bên B chuẩn bị và tổ chức thực hiện.
  • Quản lý và giám sát trong thời gian diễn ra chương trình, đảm bảo Bên B thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng.
  • Bên A, trong khả năng của mình, sẽ hợp tác và tạo điều kiện cho Bên B triển khai các công việc thuộc phạm vi hợp đồng này một cách khẩn trương, thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Bên B trong việc tổ chức chương trình.
  • Phối hợp với Bên B giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong chương trình thuộc về trách nhiệm của Bên A.
  • Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn số tiền đã cam kết trong Điều 2.
  • Nếu trong trường hợp đã ký hợp đồng nhưng hoãn lại Bên A phải có công văn chính thức gửi sang Bên B để thông báo việc hoãn lại tối thiểu trước 03 ngày diễn ra chương trình và chịu phạt 30% giá trị hợp đồng, dưới 03 ngày diễn ra sự kiện bên A chịu phạt 50%.
  • Cử Ông (bà) …………………….. là đầu mối liên lạc của Bên A, chịu trách nhiệm giám sát trong suốt thời gian chuẩn bị và kết thúc sự kiện.

ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

Bên B có trách nhiệm đảm bảo rằng chương trình sẽ được thực hiện theo đúng với tiến độ đã được hai bên thống nhất tại các điều khoản của hợp đồng.

Hợp đồng tổ chức dựa trên nội dung yêu cầu của bên A đưa ra, các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng Bên B sẽ phối hợp với bên A giải quyết.

–   Bên B có trách nhiệm bảo vệ tài sản của bên A trong phạm vi Dự án để đảm bảo chương trình luôn được hoạt động tốt nhất.

Triển khai tổ chức và kết nối với các bộ phận để sản xuất chương trình, giám sát chặt chẽ từ ý tưởng, kịch bản. Đảm bảo chính xác các nội dung và hình thức thể hiện theo yêu cầu của Bên A.

–   Bên B phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu phạt Hợp đồng trong các trường hợp, cụ thể sau:

   + Bên B không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng, dựa vào các khoản mục không hoàn thành Bên B sẽ phải bồi thường 100% giá trị hợp đồng cho khoản mục đó.

   + Làm Chậm tiến độ của chương trình hoặc vi phạm các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà  hai Bên thống nhất thì Bên B phải bồi thường cho Bên A 50% giá trị hợp đồng.

  • Bên B không phải chịu trách nhiệm khi có sự cố liên quan đến bên A hoặc thiên tai: hỏa họa, bão lũ, mưa gió lớn (gió giất trên 40Km/h),.. không thể tiếp tục diễn ra sự kiện. Hoặc nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây nguy hiểm cho người và thiết bị lúc đó bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  • Bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đồ đạc và vật dụng mang vào khu vực tổ chức của bên A nếu để xảy ra hoả hoạn gây thiệt hại cho chương trình và tài sản của Bên A.
  • Bên B bàn giao toàn bộ các hạng mục cung cấp cho Bên A trong báo giá trước (thời gian bàn giao)
  • Cử Ông (bà) là đầu mối liên lạc của Bên B, chịu trách nhiệm điều khiển, tổ chức, đạo diễn chương trình trong suốt thời gian chuẩn bị và kết thúc sự kiện.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN VỀ CAM KẾT

  • Sau khi hai bên chính thức ký kết hợp đồng kinh tế một trong hai bên tự ý hủy Hợp đồng thì vẫn phải bồi thường 100% giá trị hợp đồng cho bên bị hại.
  • Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện Hợp đồng. Mọi phát sinh sẽ được hai bên kịp thời thông báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng vì lợi ích chung.
  • Trong trường hợp có tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại lên Toà án Kinh tế Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  • Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng tổ chức sự kiện.
  • Trong thời hạn hợp đồng, nếu các bên có sự phân chia, sát nhập, giải thể, đổi tên thì hợp đồng này vẫn giữ nguyên hiệu lực.
  • Hợp đồng tổ chức sự kiện này có giá trị hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để cùng nhau thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1. Sử dụng Hợp đồng sự kiện như thế nào?

Hợp đồng thuê tổ chức sự kiện không quá khó để sử dụng và thường xuyên được thực hiện trong thực tế, nhưng để đảm bảo tính an toàn và hạn chế những rủi ro, các bên cần hiểu và đưa ra những điều khoản phù hợp với bối cảnh của mình, điển hình có thể là các phạm vi sau:

  • Kịch bản, xây dựng kịch bản, thuê MC, dàn dựng các chương trình nghệ thuật nếu có;
  • Tiêu chuẩn thực phẩm, chất lượng, giá thành, bố trí, vị trí nếu có;
  • Các hạng mục trang trí, ánh sáng, thiết bị màn chiếu, trình diễn, người mẫu, đại diện hình ảnh nếu có;
  • Thời gian diễn ra, số lượng khách mời, lễ tân, điều hướng, tặng quà nếu có;
  • Thoả thuận về đặt cọc, thanh toán, phương thức chi trả;
  • Thoả thuận về phát sinh như phương tiện di chuyển, phát sinh thời gian, thay đổi thời gian;
  • Thoả thuận về chấm dứt hợp đồng, bồi thường, vi phạm;

4.2. Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng là gì?

Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong Hợp đồng là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng.

Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”

Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng.

  • Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng.

Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.

4.3. Hậu quả của hủy bỏ hợp đồng?

  • Sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận đối với vấn đề giải quyết tranh chấp và quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng.
  • Các bên trong hợp đồng có quyền đòi lại lợi ích do mình đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời. Chẳng hạn như hai bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán đã giao một phần hàng hóa, bên mua đã trả phần tiền tương ứng với phần hàng hóa đó. Khi hủy hợp đồng các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên bán hoàn lại tiền, bên mua hoàn lại hàng hóa. Nếu trong trường hợp bên mua không hoàn lại được hàng hóa thì phải có nghĩa vụ hoàn trả bằng tiền.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5. Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về hợp đồng tổ chức sự kiện và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng tổ chức sự kiện. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về hợp đồng tổ chức sự kiện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1103 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo