Soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa cập nhật 2023

Trên thực tế, để có được hệ thống dây chuyền sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm là tương đối khó khăn và phải đáp ứng quy mô lớn, do vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đặt gia công hàng hóa để đảm bảo được thời gian, chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như lợi nhuận tốt nhất.

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Các bên tham gia hoạt động gia công (bao gồm bên đặt gia công và bên nhận gia công) theo đó sẽ ký kết hợp đồng gia công thương mại với tư cách là hai chủ thể cùng quyền và nghĩa vụ tương ứng trong hợp đồng. Bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công về chất lượng, số lượng, chủng loại, nguyên liệu sản xuất, … (không vi phạm điều cấm của luật) và hưởng thù lao gia công như thỏa thuận giữa các bên.

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa
Soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa

Theo Bộ luật dân sự năm 2015, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Đối với hợp đồng gia công hàng hóa nói riêng, các chủ thể khi soạn thảo hợp đồng gia công cần có những điều khoản như sau:

1. Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa gia công

  • Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
  • Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Giá, phương thức thanh toán

Trong hợp đồng gia công hàng hóa, được gọi là thù lao gia công

  • Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
  • Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  • Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

  • Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
  • Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  • Vi phạm về chất lượng hàng hóa gia công
  • Vi phạm số lượng hàng hóa đã ký trong hợp đồng
  • Vi phạm nghĩa vụ thanh toán
  • Vi phạm các nghĩa vụ khác khi thực hiện hợp đồng

5. Phương thức giải quyết tranh chấp

Thủ tục giải quyềt tranh chấp hợp đồng:

  • Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi.
  • Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
  • Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí khác do bên có lỗi chịu.

Lưu ý:

Trường hợp chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài: Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (747 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo