Hợp đồng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp

Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp lớn mới cần đến phòng pháp chế. Ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vô vàn các nghiệp vụ cần phải được chuyên môn hóa, giúp hoạt động của công ty đi vào nề nếp, chuẩn chỉ theo đúng quy định của pháp luật. Dịch vụ pháp chế cho doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các đơn vị lúc này. Cùng tìm hiểu ngay dịch vụ pháp chế thuê ngoài, liệu giải pháp này có thực sự là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Hợp đồng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp.

Legal Advice Service Concept With Lawyer Working For Justice, Law, Business Legislation, And Paperwork Expert Consulting, Icons With Person In Background

Hợp đồng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp là vị trí đóng vai trò tạo ra quy tắc và các quy định nội bộ, nhằm mục đích điều tiết cũng như kiểm soát các hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp.

Các hoạt động này phải đảm bảo tuân thủ theo đúng điều Luật, loại trừ trường hợp gặp phải rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước có liên quan và các quy chế nội bộ do chính doanh nghiệp soạn thảo.

Căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ thì bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý và trực tiếp thực hiện giao dịch pháp lý. Công việc chính bao gồm: lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, kiểm tra hợp đồng, bất động sản, giấy phép công nghệ, thuế, hồ sơ pháp lý, tranh tụng. Ngoài ra, bộ phận này sẽ tạo ra các chính sách quản lý rủi ro và giáo dục, giúp nhân viên có thể tránh khỏi rủi ro và nhận ra vấn đề nhanh chóng.

2. Hợp đồng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

(Số ………./20.…./HĐ)

– Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 nước CHXHCN Việt Nam

– Căn cứ ……………… ;

– Căn cứ ………….. ….;

– Căn cứ yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ………….

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …………………..

Chúng tôi gồm có:

Bên thuê dịch vụ (Bên A):

Người đại diện:…………… ……….………………….………………….

Chức vụ:………………….… … ……………….………………….

Địa chỉ:………………… ……….………………….………………….

Điện thoại:………………….…………… ….………………….

Số tài khoản:…… ……….………………….………………….

Bên thuê cung cấp dịch vụ (Bên B):

Người đại diện:………………….……………….………………….

Chức vụ:…………………….………………….………………….

Địa chỉ:………………….………………….………………….

Điện thoại:……………………….………………….………………….

Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các điều khoản sau:

Điều 1. Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý

1.1. Nội dung vụ việc:………………….…….………

………….…………………………………………….

1.2. Các dịch vụ pháp lý: ………………….………………….……

…………….………………….………………….……………

Điều 2. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán

2.1. Thù lao:

– Theo giờ […… ]; Theo ngày [……]; Theo tháng […….];

– Theo vụ việc với mức thù lao cố định [………];

– Theo vụ việc với mức thù lao theo tỷ lệ […….];

– Thoả thuận khác […………..]………….………

2.2. Chi phí:

– Chi phí đi lại, lưu trú:………………….………………….………………….

– Chi phí sao lưu hồ sơ:………………….………………….………………….

– Chi phí Nhà nước:………………….………………….………………….

– Thuế giá trị gia tăng:………………….………………….………………….

– Các khoản chi phí khác:………………….………………….………………….

2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí:………………….…

Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:………….

………………………..

2.5. Thoả thuận khác về thù lao và chi phí:…………………….………………….

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

3.1. Bên A có quyền:

Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Bên A;

Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho Bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên B biết trước 15 ngày đồng thời phải thanh toán cho Bên B các khoản thù lao, chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.

3.2. Bên A có nghĩa vụ:

Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;

Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.

Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc.

Thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

4.1. Quyền của Bên B:

Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận.

Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc.

Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

4.2. Nghĩa vụ của Bên B:

Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.

Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho Bên A.

Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A.

Thông báo kịp thời cho Bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp. Việc thông báo bằng văn bản viết, fax, email từ địa chỉ email của Bên B cho Bên A chỉ được thực hiện nếu Bên A có yêu cầu bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ số máy fax, địa chỉ email mà Bên A cung cấp cho Bên B trong hợp đồng này.

Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin trái thoả thuận.

Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 5. Thời hạn thực hiện hợp đồng

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………….

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp đồng này và các văn bản hướng dẫn của các luật đó.

6.2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

6.3. Hợp đồng được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

6.4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày………………

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Triển vọng và khó khăn của pháp chế doanh nghiệp

Triển vọng của nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang dần hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp sinh mới trong quá trình hoạt động. Do đó, việc xây dựng một bộ phận pháp lý thuộc nội bộ doanh nghiệp đã dần trở nên phổ biến hơn. Nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm các nhân viên am hiểu pháp luật, có khả năng chịu áp lực để giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến pháp lý. Vậy nên, có thể nói cơ hội việc làm trong ngành này cũng ngày càng được mở rộng, mang đến nhiều cơ hội cho những người học luật thử thách bản thân trong môi trường doanh nghiệp.

Khó khăn của nhân viên pháp chế doanh nghiệp 

Tuy có nhiều cơ hội để phát triển nhưng nhân viên pháp chế cũng gặp phải những khó khăn khó tránh khỏi trong quá trình làm việc. Thứ nhất là những rủi ro ngoài mong đợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu nhân viên pháp chế tư vấn không đúng thì có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp. Thứ hai là vì làm việc thường xuyên với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp nên đôi khi sẽ bị một số đồng nghiệp không có thiện cảm với bộ phận pháp lý. Thứ ba là nhân viên pháp chế thường khá nguyên tắc, sợ rủi ro, tuân thủ luật lệ nên đôi khi đó là rào cản để doanh nghiệp phát triển

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hợp đồng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (662 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo