Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai

Kính chào Công ty Luật ACC, gia đình tôi hiện gặp phải một vấn đề tranh chấp về di sản do cha tôi để lại. Cha tôi là ông Trần Văn H và mẹ tôi là bà Lê Thị T kết hôn và chung sống với nhau có được 5 người con lần lược là: Trần Hoài N, Trần Thanh D, Trần Tố U là tôi, Trần Minh P và Trần Thị B. Năm 2016 cha tôi qua đời không để lại di chúc. Khi còn sống cha mẹ tôi có tạo lập được khối tài sản chung là một căn nhà mặt phố trị giá 10 tỷ đồng và 50.000m2 đất ruộng. Khi còn sống cha mẹ tôi sống cùng người em trai là ông Trần Minh P và cũng là người trực tiếp đang sống trong căn nhà mặt phố trị giá 25 tỷ và quản lý 50.000m2 đất nêu trên. Các anh chị em tôi đều có gia đình riêng và có cuộc sống riêng nên khi cha tôi mất chúng tôi cũng không yêu cầu chia di sản thừa kế của cha để lại do thấy ông P là người đang nuôi mẹ, chăm sóc cho mẹ già. Tuy nhiên gần đây mẹ tôi do lớn tuổi sức yếu và thương xuyên đi viện, nhưng vợ chồng em trai tôi là ông P không chăm sóc lo lắng cho mẹ tôi mà đùng đẩy cho các anh chị em còn lại. Phận làm con thì chúng tôi đương nhiên phải chăm sóc lo lắng cho mẹ không nề hà. Càng quá đáng hơn là khi mẹ bệnh lợi dụng việc mẹ tôi tuổi đã cao vợ chồng ông P đã lừa mẹ tôi ký giấy cho tặng toàn bộ tài sản của cha mẹ tôi bao gồm nhà và đất cho hai vợ chồng.

Như vậy cho tôi hỏi, trường hợp này anh em chúng tôi có quyền yêu cầu chia di sản của cha tôi hay không?

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Công Ty ACC, trường hợp của chị chúng tôi xin tư vấn như sau:

6

Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Nhưng người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

- Phần si sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế the di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên và thông tin chị cung cấp, cha chị chết không để lại di chúc thì di sản của cha chị sẽ được chia theo pháp luật. Và chị hoặc tất cả anh chị em trong gia đình có quyền yêu cầu Toà án chia di sản của cha chị để lại.

Những người thừa kế theo pháp luật

- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo như chị thông tin thì mẹ chị đã ký giấy cho tặng tài sản cho em trai chị. Vấn đề này chúng tôi xin tư vấn cho chị được rõ như sau:

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì tài sản vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chông và mỗi người có quyền đối với ½ tài sản.

Do đây là khối tài sản chung của vợ chồng, quyền sử dụng, sở hữu, định đoạt là quyền chung và nếu như định đoạt tài sản thì mỗi người chỉ có quyền định đoạt đối với một phần hai (1/2) tài sản trong khối tài sản chung này. Như vậy việc mẹ chị ký giấy cho tặng thì chỉ có quyền cho tặng một phần hai tài sản trong khối tài sản chung này, tức chỉ có quyền đối với phần tài sản của bà. Còn phần tài sản của cha chị bà không có quyền định đoạt.

Thế nên chị hoặc các anh chị em còn lại có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc chia di sản thừa kế theo pháp luật phần di sản của cha chị để lại.

Trên đây là một số vấn đề chia sẽ với chị với chị và gia đình, nếu chị còn vấn đề gì thắc và cần được tư vấn chị vui lòng truy cấp webside Công Ty Luật ACC đễ được hỗ trợ tư vấn tận tình.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1025 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo