Hoàn thuế GTGT hàng tạm nhập tái xuất (Cập nhật 2024)

Hoàn thuế GTGT sẽ có nhiều loại như hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư, hoàn thuế GTGT xuất nhập khẩu… Vậy bạn đã nghe đến hoàn thuế GTGT hàng tạm nhập tái xuất hay chưa? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hoàn thuế GTGT hàng tạm nhập tái xuất thì hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết này nhé.

20

1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Theo pháp luật hiện hành, tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác

Các hình thức tạm nhập tái xuất:

  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
  • Tạm nhập, tái xuất để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác
  • Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
  • Các hình thức khác

2. Hàng tạm nhập tái xuất có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

- Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

- Khoản 1 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định các trường hợp miễn thuế:

  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ; triển lãm, giới thiệu sản phẩm: máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập khác trong thời hạn nhất định để phục vụ công việc (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 114 Thông tư này), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập.
  • Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì phải nộp thuế.

Như vậy, hàng tạm nhập tái xuất không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

3. Hoàn thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Theo Thông tư 25/2018/TT-BTC, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được quy định như sau:

  • Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
  • Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
  • Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
  • Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
  • Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
  • Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng hàng tạm nhập tái xuất.

Theo Điều 120, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cũng quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập như sau:

"Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hóa tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế)

1. Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hóa tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

a) Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế;

b) Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn;

c) Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng;

d) Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư này.

2. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.”

5. Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng hàng tạm nhập tái xuất.

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét, tính toán số thuế được hoàn.

Bước 3: Đề xuất hoàn thuế.

Bước 4: Thẩm định, giám sát hồ sơ hoàn thuế.

Bước 5: Ban hành quyết định hoàn thuế.

Cục Thuế cập nhật, hạch toán đầy đủ các Quyết định hoàn thuế/ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế ngay trong ngày làm việc được ký ban hành.

Sau khi hạch toán Quyết định hoàn thuế/ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước, Cục Thuế luân chuyển Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước và Lệnh hoàn thuế/Lệnh hoàn thuế kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước sang Kho bạc Nhà nước ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo

Bước 6: Chi trả thuế cho người nộp thuế.

6. Những câu hỏi thường gặp

Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu có được hoàn thuế xuất nhập khẩu không?

Căn cứ Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về các trường hợp hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định về hồ sơ hoàn thuế

Về thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi tái xuất?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH14 quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu”;

Có những hình thức tạm nhập tái xuất nào?

– G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

– G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn. Với hình thức tạm nhập, tái xuất này được sử dụng trong trường hợp:

7. Dịch vụ hoàn thuế của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn đang tìm kiếm công ty uy tín để có thể tin tưởng ủy quyền hoàn thuế của doanh nghiệp mình thì Công ty Luật ACC chính là lựa chọn tốt dành cho bạn. Công ty Luật ACC với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, thuế, kế toán… Hợp tác thành công với hàng trăm doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ACC còn có đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi mới của các văn bản pháp luật, tận tâm với công việc. Những điều này đã khiến cho dịch vụ của Công ty Luật ACC ngày càng nhận được sự quan tâm tâm cũng như xây dựng được niềm tin từ khách hàng. Bất kể thời gian nào, nếu bạn cần đến sự giúp đỡ của ACC thì chúng tôi luôn hỗ trợ bạn hết mình.

Hy vọng bài viết về hoàn thuế GTGT hàng tạm nhập tái xuất sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (621 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    Lan
    Tôi mua căn nhà 5t5 người bán đang mượn ngân hàng 3t5 và tôi mượn thêm ngân hàng 1t2 tủ tục kí công chứng 3 tại ngân hàng , phía người bán muốn ở lại nhà cho tới khi chủ quyền hồng sang tên tôi và tài khoản ngân hàng 1t2 của bên bán được mở họ mới giao nhà vậy tôi phải làm hợp đồng công chứng làm sao cho an toàn cho tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn .
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo