Hòa giải trong vụ án dân sự là gì? Quy định năm 2024

Vụ án dân sự là một khái niệm rộng với thủ tục giải quyết được quy định tại pháp luật tố tụng dân sự. Bởi vậy, khi thực hiện hòa giải trong vụ án dân sự cần tuân thủ pháp luật hiện hành

Vụ án dân sự là những tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, có thể giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với tổ chức hay cá nhân với tổ chức. Để nhằm tôn trọng ý chí của các bên, với các tranh chấp này, trừ trường hợp không thể tiến hành hoặc không được hòa giải thì việc thực hiện hòa giải trong vụ án dân sự khá phổ biến với các vấn đề chính Luật ACC cập nhật trong bài bên dưới.

hop-dong-thue-dat-1024x501-1

Hòa giải trong vụ án dân sự được quy định trong Tố tụng dân sự

1. Hòa giải trong vụ án dân sự là gì?

  • Hoà giải trong vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

2. Việc hòa giải được tiến hành với nguyên tắc

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình
  • Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

3. Có bắt buộc hòa giải trong vụ án dân sự không?

Trong tố tụng dân sự, tức là việc giải quyết vụ án dân sự thì không bắt buộc. Bởi có những trường hợp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các trường hợp không được hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải được. Cụ thể:

Những vụ án dân sự không được hòa giải bao gồm:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, bao gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

4. Thủ tục hòa giải trong vụ án dân sự

  • Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải, thẩm phán sẽ tiến hành phiên hòa giải với việc phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
  • Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
  • Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Tất cả những vấn đề trên được thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải với những nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án và của thẩm phán chủ trì phiên tòa.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về vấn đề Hòa giải trong vụ án dân sự là gì? Quy định năm 2021. Có thể thấy, thủ tục hòa giải không bắt buộc đối với việc xét xử một số vụ án dân sự bởi có những vụ án không cần tiến hành hòa giải. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC qua số Hotline 1900.3330 để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (856 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo