Quy định về hòa giải tranh chấp người tiêu dùng

Người tiêu dùng là chủ thể được bảo vệ trong quan hệ với chủ thể kinh doanh. Khi xảy ra tranh chấp, có thể thực hiện hòa giải thông qua quy định về hòa giải tranh chấp người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức thông qua các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Họ là những chủ thế yếu thế trong quan hệ này và khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường lựa chọn phương thức hòa giải tranh chấp người tiêu dùng với những quy định được Luật ACC giải đáp bên dưới!

ky-nang-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong

Tranh chấp người tiêu dùng có thể được tiến hành bằng hòa giải

1. Thế nào là hòa giải tranh chấp người tiêu dùng?

Điều 33 đến Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức hòa giải. Theo đó, đây là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thông qua bên thứ ba.

- Tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện hòa giải.

2. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp người tiêu dùng

Hòa giải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

  • Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp người tiêu dùng

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

  • Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại Trung ương
  • Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
  • Sở Công Thương là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

  • Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Hòa giải viên phải đáp ứng các điều kiện làm hòa giải viên:

  • Là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có ít nhất năm (5) năm kinh nghiệm công tác.
  • Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm hòa giải viên.

4. Quyền hạn của tổ chức hòa giải tranh chấp người tiêu dùng

Tổ chức hòa giải có trách nhiệm và quyền hạn sau:

  • Thực hiện đúng quy định của pháp luật.
  • Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.
  • Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.
  • Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

5. Nội dung của biên bản hòa giải

- Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
  • Các bên tham gia hòa giải;
  • Nội dung hòa giải;
  • Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
  • Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
  • Kết quả hòa giải;
  • Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.

- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về vấn đề Quy định về hòa giải giải quyết tranh chấp người tiêu dùng. Có thể thấy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải khá phổ biến bởi những ưu điểm mang lại. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC qua số Hotline 1900.3330 để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (502 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo