Quy định về hình thức của hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp 2024

Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán. Vậy Quy định về hình thức của hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp 2023 là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Quy định về hình thức của hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp 2023
Quy định về hình thức của hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp 2023

Khái niệm về sáp nhập pháp nhân

Sáp nhập pháp nhân là kết hợp hai hay nhiều tổ chức có tư cách pháp nhân thành một tổ chức duy nhất.

Ở góc độ pháp luật tài sản, sáp nhập pháp nhân có thể được định nghĩa như là việc chuyển giao toàn bộ sản nghiệp (bao gồm tài sản có và tài sản nợ) của một pháp nhân cho một pháp nhân khác, do hiệu lực của một vụ giải thể mà không thanh lí tài sản. Có hai mô hình sáp nhập pháp nhân:

1) sáp nhập hợp nhất là việc hai hoặc một số pháp nhân (gọi là pháp nhân bị hợp nhất) hợp nhất thành một pháp nhân mới (gọi là pháp nhân hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang pháp nhân hợp nhất, đồng thời, chấm dứt tồn tại của các pháp nhân bị hợp nhất;

2) sáp nhập thu hút là việc một hoặc một số pháp nhân (gọi là pháp nhân bị sáp nhập) sáp nhập vào một pháp nhân khác (gọi là pháp nhân nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang pháp nhân nhận sáp nhập, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân bị sáp nhập. Pháp nhân có thể được sáp nhập theo luật hành chính khi được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển. Việc sáp nhập pháp nhân theo luật hình chính có thể được thực hiện không chỉ đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà còn cả đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trình tự, thủ tục sáp nhập được ghi nhận trong quyết định sáp nhập bằng các quy định mang tính mệnh lệnh hành chính.

Pháp nhân cũng được sáp nhập theo luật dân sự là kết quả của sự thoả thuận giữa những pháp nhân liên quan. Thông thường, việc sáp nhập theo luật dân sự được thực hiện theo mô hình sáp nhập thu hút. Trong trường hợp các pháp nhân liên quan là các doanh nghiệp thì tuỳ theo việc sáp nhập được thực hiện theo mô hình hợp nhất hoặc thu hút, tiến trình sắp nhập phải theo đúng các quy định tại Luật doanh nghiệp.

Các pháp nhân cùng loại được phép sáp nhập. Song, khái niệm “củng loạ? chưa được làm rõ nghĩa trong luật viết. Trong lĩnh vực kinh doanh, dường như "pháp nhân cùng loạP là cụm từ dùng để chỉ các công ty có cùng hình thức tổ chức - công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Đối với các doanh nghiệp nhà nước không thể coi là cùng loại với một công ty cổ phần hoặc một công ty trách nhiệm hữu hạn và do đó, không thể sáp nhập. Mặt khác, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh chưa được xác định rõ trong luật thực định, việc sáp nhập các công ty hợp danh có vẻ như không thể thực hiện được.

Vậy cũng có nghĩa rằng việc sáp nhập các pháp nhân là chủ thể kinh doanh chỉ có thể được thực hiện trong bốn trường hợp: sáp nhập doanh nghiệp nhà nước, sáp nhập hợp tác xã, sáp nhập công tỉ trách nhiệm hữu hạn và sáp nhập công ty cổ phần. Riêng việc sáp nhập hợp tác xã phải được tiến hành theo mô hình sắp nhập hợp nhất, do Luật hợp tác xã không dự kiến trường hợp sáp nhập thu hút.

Ưu nhược điểm của sáp nhập doanh nghiêp (Chi tiết 2023)

Nhược điểm:

  • Giá trị công ty mục tiêu khó xác định
  • Mâu thuẫn nội bộ trong việc điều hành sau khi sáp nhập.
  • Văn hóa của công ty mâu thuẫn, khó tương thích.
  • Một số cổ đông tiềm năng rời đi do không tin tưởng việc sáp nhập

Ưu điểm:

  • Tận dụng vị thế thị trường vốn có của doanh nghiệp sáp nhập.
  • Hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng lên.

Hồ sơ, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

- Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp;

+ Hợp đồng sáp nhập;

+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;

+ Nghị quyết và bien bản thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn mục trên

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy Biên nhận

Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 5: Doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục nội bộ sau thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập.

Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp phổ biến

Pháp luật của nước ta vẫn chưa quy định cụ thể về các hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm, tính chất sẽ có một số hình thức sáp nhập sau:

Căn cứ vào chức năng của công ty

Dựa vào chức năng của công ty người ta chia thành 3 hình thức:

- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang: Đây là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cạnh tranh trực tiếp và có cùng các mặt hàng, dịch vụ trên thị trường. Hình thức này mang tới hiệu quả cao về kinh doanh, mở rộng thị trường.

- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc: Đây là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau. Thông qua sáp nhập theo chiều dọc doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sáp nhập doanh nghiệp kết hợp: Là hình thức hình thành tập đoàn lớn thông qua việc sáp nhập các hoạt động kinh doanh khác nhau.

Căn cứ vào chủ thể tham gia

Gồm:

- Sáp nhập doanh nghiệp trong nước: Hình thức diễn ra giữa các doanh nghiệp trong vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nhỏ.

- Sáp nhập doanh nghiệp quốc tế: Hình thức khá phổ biến, được thực hiện bởi các doanh nghiệp đa quốc gia.

Căn cứ vào mục đích của hoạt động

Dựa trên tiêu chí này ta có được các hình thức sáp nhập doanh nghiệp là:

- Sáp nhập doanh nghiệp ngang: Hình thức diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp.

- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc: Hình thức diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng các sản phẩm hay dịch vụ.

- Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng thị trường: Hình thức diễn ra giữa các công ty khác thị trường nhưng cùng sản phẩm, dịch vụ.

- Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng sản phẩm: Hình thức diễn ra với các doanh nghiệp cung cấp mặt hàng khác nhau nhưng vẫn có liên quan.

- Sáp nhập kiểu tập đoàn: Hình thức này diễn ra giữa những công ty không cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa các hoạt động.

Các câu hỏi liên quan

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Trong tiếng Anh, thuật ngữ "Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Theo đó, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp.

Sáp nhập tiếng anh là gì?

"Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A”

Tách doanh nghiệp là gì?

Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu hình thức hợp đồng sáp nhập công ty Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (610 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!