Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh [Cập nhật 2024]

 

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Tạm ngừng kinh doanh đối với một doanh nghiệp là vấn đề xảy ra khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi. Như vậy, đây là điều bất kì doanh nghiệp nào cũng không mong muốn. Trong nền kinh tế hiện nay, khi các nguy cơ của một cuộc khủng hoảng đang ngày càng rõ rệt hơn bao giờ hết, vấn đề về tạm ngừng kinh doanh lại được hầu hết quý bạn đọc quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin về Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh [Cập nhật 2023].

Hau Qua Cua Viec Tam Ngung Kinh Doanh
Hậu Quả Của Việc Tạm Ngừng Kinh Doanh

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp, chi nhánnh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, tạm ngừng kinh doanh cũng được áp dụng cho cả chi nhánh. Tuy nhiên, vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ là chủ thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh.

Lưu ýChi nhánh có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần, thủ tục các lần tạm ngừng kinh doanh đều như nhau.

Bên cạnh đó, trường hợp chi nhánh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

2.Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty như thế nào?

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Tham khảo bài viết: Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH 

3. Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh 

Hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh: Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

4. Công ty đang tạm ngừng có giải thể được không?

Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo đó, pháp luật không có quy định về thời điểm DN được giải thể, mà chỉ quy định về những trường hợp và điều kiện giải thể. 

Như vậy, khi công ty đang tạm ngừng kinh doanh vẫn có thể giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp đã liệt kê và đảm bảo điều kiện theo quy định nêu trên.

5. Các câu hỏi liên quan thường gặp

5.1.Tạm ngừng sản xuất, kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài?

Tại Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định:

Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm”

Như vậy, để được miễn lệ phí môn bài trong năm tạm ngừng sản xuất, kinh doanh phải thỏa mãn 03 điều kiện:

(1) Thời gian tạm ngừng trong một năm dương lịch (tức từ 01/01 đến 31/12);

(2) Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

Lưu ý: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trước 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng (Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020).

(3) Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng.

Trường hợp không thỏa mãn 03 điều kiện trên đều phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.

5.2. Doanh nghiệp bị phạt nếu tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo?

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thực hiện các thủ tục thông báo sau:

–  Phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

(Từ 01/01/2021, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh).

–  Đồng thời gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài ra, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và NLĐ, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và NLĐ với doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp không thông báo khi tạm ngừng kinh doanh sẽ bị phạt VPHC:

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thực hiện nghĩa vụ thông báo sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp buộc doanh nghiệp thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định trên khi tạm ngừng kinh doanh.

5.3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Do đó nêú hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN, doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.

5.4. Thời hạn gia hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Doanh nghiệp có thể tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi hết thời hạn trong văn bản thông báo trước đó thì phải tiếp tục thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trên đây là Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh [Cập nhật 2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung Mẫu giấy mời họp liên ngành. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (994 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo