Hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trường trong MISA

Việc nộp các loại thuế bắt buộc là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi thuộc đối tượng phải chịu thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc nộp thuế cần phải hạch toán và đối với thuế bảo vệ môi trường cũng vậy. Do đó, bài viết này nhằm hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trường trong MISA

Hạch Toán Thuế Bve Mt Trên Misa

Hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trường trong MISA

1. Thuế bảo vệ môi trường

1.1 Thuế bảo vệ môi trường là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2  Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm như sau: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

1.2 Các đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau đây:

+ Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.

+ Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường.

+ Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.

+ Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

+ Mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trường trên Misa

a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời chịu thuế giá trị gia tăng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và không có thuế giá trị gia tăng ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).

Có TK 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán không có thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng).

Có TK 3331 - thuế giá trị gia tăng phải nộp (3331)

Có TK 3338 - thuế bảo vệ môi trường.

Trường hợp không xác định được ngay số thuế phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, doanh thu được ghi nhận bao gồm cả thuế nhưng không định kỳ khi xác định số thuế phải nộp thì ghi giảm doanh thu.

Nợ TK 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 333 - thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng loại thuế).

b) Khi nhập số hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi trường phản nội xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152, 156, 211, 611,...

Các TK 152, 154, 155

Có TK 33381 - thuế bảo vệ môi trường.

c) Trường hợp doanh nghiệp là bên nhận ủy thác nhập khẩu phải nộp thuế bảo vệ môi trường hộ bên giao ủy thác nhập khẩu, khi xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, ghi:

Nợ TK 138 - phải thu khác.

Có TK 33381 - thuế bảo vệ môi trường.

- khi nộp tiền thuế bảo vệ môi trường và ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 33382 - thuế bảo vệ môi trường.

Có TK 111, 112,...

3. Hướng dẫn kê khai thuế bảo vệ môi trường

3.1 Đối tượng phải kê khai thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu (người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một), thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Thực tế, không phải mọi doanh nghiệp đều phải kê khai thuế bảo vệ môi trường mà chỉ áp dụng với các đối tượng đơn vị kinh doanh dưới đây:

+ Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa có dùng bao bì để đóng gói sản phẩm (người mua không dùng bao bì này để gói sản phẩm) nhằm bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, cho, tặng, khuyến mại, quảng cáo thì sẽ phải thực hiện kê khai thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường theo tháng;

+ Các hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thuộc diện phải đóng thuế bảo vệ môi trường thì đơn vị kinh doanh phải thực hiện khai và nộp loại thuế này theo từng lần phát sinh (trừ các trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) theo đúng quy định pháp luật hiện hành về hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Lưu ý rằng, với những đơn vị kinh doanh không phát sinh thuế bảo vệ môi trường thì không cần làm thủ tục quyết toán loại thuế này song vẫn bắt buộc phải kê khai và nộp tờ khai thuế bảo vệ môi trường cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.

3.2 Hồ sơ kê khai thuế bảo vệ môi trường

Hồ sơ kê khai thuế bảo vệ môi trường gồm:

+ Tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT;

+ Các tài liệu liên quan đến việc tính thuế, khai thuế;

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hóa được sử dụng làm hồ sơ kê khai thuế bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3.3 Thủ tục kê khai thuế bảo vệ môi trường 

Việc kê khai thuế bảo vệ môi trường có thể thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Hàng tháng, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu môi) hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sản phẩm mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm, người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp .

Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.​

+ Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế.

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế.

+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế không có kết quả giải quyết.

Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

3.4 Địa điểm nộp hồ sơ kê khai thuế bảo vệ môi trường

Địa điểm nộp hồ sơ kê khai thuế bảo vệ môi trường như sau:

+ Trường hợp là hàng hóa sản xuất trong nước, bao bì thuộc loại để đóng gói sản phẩm (người mua không dùng bao bì này để gói sản phẩm) thì địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế là trực tiếp tại cơ quan thuế. Trường hợp này không bao gồm than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối;

+ Trường hợp là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng chịu thuế bảo vệ môi trường đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ là cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa phải chịu thuế bảo vệ môi trườngl

+ Trường hợp là đơn vị kinh doanh hàng hóa nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) thì địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế là tại cơ quan hải hải, nơi đơn vị kinh doanh làm thủ tục hải quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trường trong MISA mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (799 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo