Dịch vụ xin giấy phép xây dựng ở Đồng Nai uy tín, trọn gói 2024

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng ở Đồng Nai với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các công trình được xây dựng ngày càng nhiều. Để tiến hành xây dựng trước tiên bạn cần có giấy phép xây dựng tuy nhiên thủ tục xin giấy phép xây dựng rất phức tạp và có thể tốn rất nhiều thời gian công sức nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Mong muốn được san sẻ nỗi lo với khách hàng, bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về Giấy phép xây dựng tại Đồng Nai

acc-group-5

 Giấy phép xây dựng tại Đồng Nai 

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình... theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.

2. Dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng tại Đồng Nai

Xin hân hạnh giới thiệu dịch vụ pháp lý xin cấp giấy phép xây dựng của ACC đến quý khách hàng. Công Ty chúng tôi với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, tự hào là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Tại sao khách hàng nên sử dụng dịch vụ tại ACC 

ACC được thành lập theo hệ thống, với sự hoạt động hệ thống này uy tín của chúng tôi được khẳng định qua từng năm hoạt động.

Chúng tôi có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong các lĩnh vực công bố sản phẩm và các dịch vụ pháp lý khác. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết, đủ và nhanh chóng.

Với sự hoạt động nhanh chóng, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả công việc cao.

Không chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ  nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của ACC hợp lý và phù hợp.

3. Quy trình cấp giấy phép xây dựng tại Đồng Nai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Bản vẽ thiết kế: Bao gồm thông số kỹ thuật và hệ thống xây dựng.
  • Bản dự toán chi phí: Tính toán chi phí dựa trên bản vẽ và các yếu tố khác.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất: Chứng minh quyền sở hữu, thuê hoặc sử dụng đất.
  • Giấy phép quy hoạch: Đối với dự án xây dựng phức tạp.
  • Các giấy tờ khác: Bao gồm giấy phép môi trường, khai thác nước, quảng cáo, và liên quan khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp hồ sơ tới cơ quan quản lý xây dựng địa phương như Sở Xây dựng hoặc phòng Quản lý xây dựng. Hồ sơ được ghi nhận ngày nộp.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ nộp.
  • Xác nhận tính khả thi của bản vẽ và dự toán chi phí.
  • Đảm bảo tuân thủ quy hoạch và môi trường.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn xây dựng.

Bước 4: Cấp giấy phép

  • Thông tin về chủ đầu tư và công trình xây dựng.
  • Diện tích, quy mô, và loại hình công trình.
  • Phạm vi công việc được phép.
  • Thời gian và điều kiện thực hiện công trình.

Bước 5: Thực hiện công trình

Sau khi nhận giấy phép, chủ đầu tư tiến hành xây dựng theo quy định và điều kiện trong giấy phép. Cần tuân thủ các quy định về kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các quy định khác.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

Đối với nhà ở riêng lẻ, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Đối với công trình không theo tuyến, hồ sơ bao gồm các giấy tờ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp theo quy định.

Đối với công trình xây dựng theo tuyến, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp theo quy định.
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến.
  • Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với công trình xây dựng tôn giáo, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp theo quy định.
  • Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp theo quy định.
  • Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

Đối với công trình quảng cáo, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Bản sao hoặc mã số chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp theo quy định.
  • Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình.
  • Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình.

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
  • Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình.

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
  • Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

7. Thời gian thực hiện xin giấy cấp phép xây dựng tại Đồng Nai

Thời gian cấp giấy phép xây dựng mới và điều chỉnh giấy phép xây dựng dao động trong khoảng từ một đến hai tháng, cụ thể là: Trong thời gian 7 kể ngày tiếp nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ và xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Giấy phép xây dựng có thời hạn 12 tháng sau khi được cấp phép và có hiệu lực. Điều này đã được quy định rõ trong Khoản 10, Điều 90, Luật xây dựng 2014.

8. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

  • Tên công trình thuộc dự án.

  • Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

  • Địa điểm, vị trí xây dựng công trình.

  • Loại, cấp công trình xây dựng.

  • Cốt xây dựng công trình.

  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

  • Mật độ xây dựng (nếu có).

  • Hệ số sử dụng đất (nếu có).

  • Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, cần cung cấp thông tin về diện tích xây dựng, số tầng và chiều cao tối đa toàn công trình.

  • Thời hạn khởi công không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

9. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng, đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

10. Điều kiện xin giấy cấp phép xây dựng tại Đồng Nai

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị (Điều 91 Luật Xây dựng 2014):

  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Đối với khu vực hoặc tuyến phố trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, công trình phải tuân thủ quy chế kiến trúc cơ quan nhà nước ban hành.
  • Đáp ứng mục đích sử dụng đất theo pháp luật về đất đai.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình và xung quanh, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy, nổ; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ hành lang cho công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; đồng thời đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình có nguy cơ cháy, nổ, độc hại và các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh.
  • Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các Điều 95, 96 và 97 của Luật Xây dựng.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị (Điều 92 Luật Xây dựng 2014):

  • Phải phù hợp với vị trí cũng như diện tích tổng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  • Đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 của Điều 91 trong Luật này.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ (Điều 93 Luật Xây dựng 2014):

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, để được cấp giấy phép xây dựng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuân thủ mục đích sử dụng đất theo luật đất đai và quy chế kiến trúc cơ quan nhà nước ban hành.

  • Đảm bảo an toàn cho công trình, xung quanh và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng cháy, nổ; bảo vệ hạ tầng kỹ thuật và khu vực bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; đồng thời giữ khoảng cách an toàn với các công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh.

  • Tuân thủ quy định thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Điều 79 Khoản 7 của Luật này.

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 95, 96 và 97 của Luật này.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong khi đó, nhà ở riêng lẻ ở khu vực đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, cần phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, việc xây dựng cần tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn (Điều 94 Luật Xây dựng 2014):

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

  • Phải thuộc khu vực đã được quy hoạch, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước.
  • Tuân thủ quy mô và thời hạn tồn tại công trình theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất trong tài liệu hợp pháp về đất đai.
  • Cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn, nếu không cưỡng chế và chịu chi phí phá dỡ.
  • Đáp ứng điều kiện theo Điều 91 của Luật Xây dựng.

Nhà ở riêng lẻ cũng phải tuân thủ các điều kiện tương tự và quy định cụ thể về thời hạn và mục đích sử dụng đất theo Điều 93 của Luật Xây dựng. Nếu có điều chỉnh kế hoạch xây dựng kéo dài thời hạn tồn tại của công trình, cơ quan cấp phép sẽ thông báo và cấp phép mới theo thời hạn điều chỉnh.

Ngoài ra, trường hợp cơ quan nhà nước chưa quyết định hoặc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất sau 3 năm kể từ ngày công bố, người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định.

Mọi người cùng hỏi:

Tại sao cần có giấy phép môi trường ?

Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường.

Giấy phép môi trường thể hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở trong việc bảo vệ môi trường.

Là biện pháp quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, nhà máy,...

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường.

Cơ quan nào cấp giấy phép môi trường ?

Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền.

Quy định xử phạt

Theo Điều 44 Khoản 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về việc thu hồi giấy phép môi trường:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự án đầu tư, cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 44 Khoản 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép môi trường:

  • Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
  • Giấy phép có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về Giấy phép xây dựng tại Đồng Nai mà ACC Group xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu về xin cấp giấy phép xây dựng tại Đồng Nai hoặc có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1190 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo