Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo [2024]

Để thực hiện quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, việc đầu tư vào các công trình quảng cáo là điều cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện thủ tục xin Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính hợp pháp cho công trình.

Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo

Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo

1. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, việc xây dựng các công trình quảng cáo phải xin cấp giấy phép xây dựng trong những trường hợp sau đây:
- Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên.
- Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn.
- Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Trước khi tiến hành xây dựng công trình quảng cáo, việc nắm vững và tuân thủ các quy định và yêu cầu là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về điều kiện cần được thực hiện:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư
- Đối với xây dựng công trình trong đô thị
+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định, nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận; và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ. Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; năng lượng; giao thông; khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa. Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại; và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt.
+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với quy định pháp luật

Xem thêm: Mã ngành 7310 là gì?

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong trường hợp này bao gồm những giấy tờ, tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (bản sao);
- Một trong những loại giấy tờ sau (bản sao có chứng thực):
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định đối với công trình quảng cáo đứng độc lập;
+ Hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn;
+ Văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
- Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
- Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo.
Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu cụ thể của cơ quan xử lý
Như vậy, khi có nhu cầu xây dựng các công trình quảng cáo thuộc diện phải có giấy phép xây dựng công trình thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị theo quy định trên.

Giấy phép quảng cáo là gì? Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

3. Thủ tục làm giấy phép xây dựng công trình bảng quảng cáo

Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo

Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo

Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đầy đủ theo quy định. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thầm quyền khác.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Sở Xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ. Kiểm tra thực địa.
- Khi thẩm định hồ sơ, xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Thông báo được lập thành văn bản. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
- Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Bước 3: Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
- Trong thời gian 12 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do. Đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện. Nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn

Xem thêm: Những lợi ích của quảng cáo mà bạn nên biết

4. Công trình quảng cáo không có giấy phép xây dựng bị xử phạt như thế nào?

Công trình Quảng cáo

Căn cứ khoản 7 và khoản 13, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì hành vi xây dựng công trình quảng cáo không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm tương tự, mức phạt tiền sẽ bằng ½ mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Trường hợp vi phạm gây thiệt hại về người và tài sản, chủ đầu tư công trình quảng cáo còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ đầu tư công trình quảng cáo có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như: Tước quyền sử dụng đất, Đình chỉ hoạt động, Buộc công khai xin lỗi.

Xem Thêm: Giấy phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo như thế nào?

5. Dịch vụ Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo

ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép xây dựng công trình quảng cáo. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
  • Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.

6. Câu hỏi thường gặp

Mọi công trình quảng cáo đều cần xin Giấy phép Xây dựng?

Không. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, chỉ có một số loại công trình quảng cáo nhất định mới cần xin Giấy phép Xây dựng, bao gồm:

  • Màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích từ 20 mét vuông trở lên.
  • Biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước có diện tích một mặt từ 10 mét vuông trở lên.

Có thể tự ý lắp đặt bảng quảng cáo nhỏ trước cửa hàng mà không cần xin phép?

Không. Bảng quảng cáo, biển hiệu gắn vào công trình xây dựng có trước, dù có diện tích nhỏ hơn 10 mét vuông, cũng cần được báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về xây dựng trước khi lắp đặt.

Việc xây dựng công trình quảng cáo vi phạm quy định sẽ bị phạt?

Có. Việc xây dựng công trình quảng cáo mà không xin phép hoặc vi phạm quy định về vị trí, kích thước, nội dung quảng cáo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Có thể xin Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo trực tuyến?

Không. Hiện tại các thủ tục xin giấy phép xây dựng điều thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp, hoàn toàn chưa có thủ tục xin giấy phép xây dựng trực tuyến.

 Có thể thay đổi nội dung quảng cáo trên bảng hiệu đã được cấp phép mà không cần thông báo?

Không. Việc thay đổi nội dung quảng cáo trên bảng hiệu đã được cấp phép cần được báo cáo và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng trước khi thực hiện.

Hy vọng qua bài viết, ACC  đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về “Thủ tục làm Giấy phép Xây dựng công trình quảng cáo” . Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1076 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo