Thủ tục xin giấy phép kinh doanh đa cấp năm 2024

Nhắc đến đa cấp thông thường mọi người nghĩ đây là hành vi lừa đảo, song thực chất, đa cấp là tên gọi của một kênh hay chiến lược phân phối hàng hóa thông qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, nhánh khác nhau và chỉ được hợp pháp khi tiến hành đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, giấy phép kinh doanh đa cấp để Nhà nước quản lý và đảm bảo cho hoạt động này diễn ra hợp pháp trên thực tế. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh đa cấp được thực hiện như sau:

1. Kinh doanh đa cấp là gì?

Kinh doanh bán hàng đa cấp là một khái niệm luật định, căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Nghị định 40/2018/NĐ-CP, theo đó:

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

2. Các điều kiện để xin giấy phép kinh doanh đa cấp

- Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

- Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

- Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam số tiền 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng;

- Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;

- Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;

- Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh đa cấp 

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo quy định, bao gồm các giấy tờ sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các tài liệu (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) sau đây:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP

- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

- 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu và giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam; hộ chiếu đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam)

- 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm:

Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

Kế hoạch trả thưởng;

Chương trình đào tạo cơ bản;

Quy tắc hoạt động.

- 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.

- 01 bản chính văn bản xác nhận ký quỹ.

- Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định này.

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký lên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

- Kèm theo bản điện tử định dạng “.doc” và “.xls”

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành thẩm định;

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

- Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo; Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định.

Bước 4: Nhận kết quả

- Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng xấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trả lại hồ sơ

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao sau đây cho các Sở Công Thương trên toàn quốc:

Tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm: Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Kế hoạch trả thưởng; Chương trình đào tạo cơ bản; Quy tắc hoạt động.

Bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.

4. Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh đa cấp

4.1 Kinh doanh đa cấp có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại STT 58, Luật Đầu tư năm 2020

4.2 Pháp luật quy định như thế nào về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đa cấp?

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được lập thành 02 bản chính, 01 bản giao cho doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và 01 bản lưu tại Bộ Công Thương.

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có): Mã số doanh nghiệp, nơi cấp, ngày cấp lần đầu, ngày thay đổi lần gần nhất; địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, website, email; thông tin người đại diện theo pháp luật: Họ tên, quốc tịch, thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, chức vụ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/nơi đăng ký lưu trú; phạm vi hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp.

4.3 Kinh doanh đa cấp không đăng ký hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

4.4 Những mặt hàng nào được kinh doanh theo phương thức đa cấp?

- Theo quy định hiện hành, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

- Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:

Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;

Sản phẩm nội dung thông tin số.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (387 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo