Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm [2024]

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng phát triển theo. Theo đó, những công ty chuyển phát, vận chuyển hàng hóa ra đời ngày càng nhiều. Điều này giúp nâng cao được chất lượng dịch vụ và mang lại vị thế mới cho ngành vận chuyển. Trong đó, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi xa được khá nhiều người tìm kiếm. Vậy thủ tục và giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm như thế nào?
Cấp Giấy Phép Vận Chuyển Hàng Nguy Hiểm Về Cháy Nổ
Cấp Giấy Phép Vận Chuyển Hàng Nguy Hiểm Về Cháy Nổ

1. Hàng hoá nguy hiểm là gì?

Các loại sản phẩm, hàng hóa có khả năng gậy hại tới sức khỏe, sự an toàn của con người, động vật, gây ảnh hướng tới tài sản và môi trường thiên nhiên được gọi chung là hàng nguy hiểm. Có 09 loại hàng hóa được quy định là hàng nguy hiểm, tuy theo tính chất đặc trưng, độ nguy hiểm sẽ được phân ra các loại khác nhau, trong mỗi loại sẽ có các nhóm hàng nguy hiểm, cụ thể như sau:

Loại 1: Chất (vật liệu nổ)

  • Các vật có nguy cơ gây ra nổ hoặc phóng ra lửa, các chất có nguy cơ cháy, gậy cháy, tạo áp lực hơi,... đều được xếp vào vật liệu nổ, tùy theo mức độ nguy cơ gây cháy nổ, sẽ có phân loại thành các nhóm khác nhau.
  • A, B, C, D, E, F, G, H, J, K. L, N, S là những nhóm hàng nguy hiểm, phân loại theo tính chất gây nổ, mức độ nguy hiểm.

Loại 2: Chất khí

Bao gồm các chất khí dễ cháy, khí không dễ cháy (ví dụ oxy ở dạng nén) khí độc. Các loại khí nén hay khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí có chứa hơi của các nhóm độc hại khác.

  • Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
  • Loại 4: Chất rắn dễ cháy

Các chất rắn dễ cháy (như diêm), chất có khả năng tự bùng cháy, phát ra lửa tự nhiên hoặc chất rắn tỏa ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước.

  • Loại 5: Chất oxy hóa và chất peroxit hữu cơ
  • Loại 6: Chất độc và các chất lây nhiễm

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng,… đều thuộc danh mục hàng nguy hiểm, các chất lây nhiểm dùng trong y tế cũng thuộc danh sách nguy hiểm.

  • Loại 7: Chất phóng xạ
  • Loại 8: Chất ăn mòn( thuốc tẩy, axit)
  • Loại 9: Các hàng hóa nguy hiểm khác

Nhiều loại hàng hóa khác có thể được sếp vào hàng hóa nguy hiểm như điện thoại, máy tính, nam châm,…

2. Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;
  • Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;
  • Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.
  • Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;
  • Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.
  • Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Ngoài giấy đề nghị cấp phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên, bạn còn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ khác trong hồ sơ như: 

  • Danh sách phương tiện vận chuyển, người vận chuyển, người áp tải
  • Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng hoá nguy hiểm
  • Bản cam kết của doanh nghiệp
  • Lệnh điều động vận chuyển

3. Thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
  • Bước 3: Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

  • Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ.

4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:

  • Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển.
  • Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ: không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
  • Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng: không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ. Giấy phép vận chuyển này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:

  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ.
  • Giấy phép vận chuyển này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (985 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo