Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Các loại nấm (2024)

Nấm là một thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, thường xuyên được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nấm muốn xin giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm để hoạt động được tốt hơn. Vậy hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về điều kiện, thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có câu trả lời cho những câu hỏi trên.

giay-phep-an-toan-thuc-pham-cac-loai-nam

Giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm

1. Điều kiện làm giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm

Giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh mặt hàng này khi đảm bảo một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 thì cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung, cơ sở kinh doanh nấm nói riêng phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đồng thời đảm bảo các điều kiện sau mới có thể được cấp giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm

2.1 Chuẩn bị hồ sơ 

Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm gồm có các giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2.2 Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2.3 Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trả kết quả

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản đến cơ sở nếu như hồ sơ không hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thành lập đoàn thẩm định, tiến hành thẩm định cơ sở về các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

  • Nếu điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo yêu cầu thì cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Nếu không đủ điều kiện, từ chối cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn hiệu lực của giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm

Giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như thực hiện xin cấp lần đầu.

4. Xử phạt trường hợp kinh doanh không có giấy phép an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì trường hợp kinh doanh mà không có giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy phép an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm các loại nấm mà chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng. Trong quá trình xin cấp giấy phép, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (633 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo