Giấy đi đường được đi những đâu (Quy định 10/2024)

Hiện nay, các địa phương đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Các phương án mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và đời sống của người dân đã được tiến hành. Theo quy định hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh những người nào cần phải xin giấy đi đường? Giấy đi đường được đi những đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết của công ty Luật ACC để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Giay-di-duong-duoc-di-nhung-dau

Giấy đi đường được đi những đâu?

1. Những trường hợp phải xin giấy phép đi đường?

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 6 đối tượng cần phải xin giấy đi đường.

1.1. Nhóm 1: 

Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được quy định tại chỉ thị 16.

1.2. Nhóm 2: 

Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.

1.3. Nhóm 3: 

Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã.

1.4. Nhóm 4: 

Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.

1.5. Nhóm 5: 

Công dân của các trường hợp: Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vắc xin và xét nghiệm COVID-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.

1.6. Nhóm 6: 

Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu.

2. Giấy phép đi đường được đi những đâu?

Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy từng nhóm đối tượng mà giấy đi đường có thể đi tới đâu

- Đối với việc sử dụng nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): Cho phép nhân viên hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm (được cấp giấy đi đường), nhân viên giao hàng Shipper (cho phép di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức kể từ ngày 16/9/2021, có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 02 ngày/1 lần), nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị vật tư y tế được phép lưu thông từ 05 giờ 00 đến 21 giờ 30 giờ hàng ngày.

- Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh: chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

- Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vacxin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lĩnh vực trình bày ở dưới đây đăng ký với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp giấy đi đường theo quy định. Đối tượng là người lao động tại các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.

- Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.

- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.

- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.

- Các công trình xây dựng, giao thông được phép triển khai tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành được Sở xây dựng chủ trì tập hợp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Như vậy, tùy từng nhóm đối tượng mà giấy đi đường sẽ quy định phạm vi mà bạn được hoạt động .

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về quy định giấy đi đường được đi những đâu tại thành phố Hồ Chí Minh.. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay mở cửa hàng nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (835 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo