Giấy đi đường có hiệu lực bao lâu? (Cập nhật 1/2024)

Giấy đi đường là giấy tờ quan trọng phải có để đi lại trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông. Vậy thủ tục xin giấy đi đường như thế nào và giấy đi đường có hiệu lực bao lâu? Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

giay-di-duong-co-hieu-luc-bao-lau

Giấy đi đường có hiệu lực bao lâu?

1. Giấy đi đường có hiệu lực bao lâu?

Căn cứ theo Thông báo 3660/TB-CATP-PV01 về triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 16/9/2021 theo công văn 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 thì việc giấy đi đường có hiệu lực bao lâu được quy định như sau:

“Công an Thành phố yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

  1. Triển khai ngay đến CBCS nắm vững nội dung quy định tại Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố (gửi kèm) và các quy định hướng dẫn về kiểm soát đối tượng lưu thông trên đường theo phụ lục hướng dẫn kiểm soát tại các chốt nội ô từ ngày 16/9/2021 (gửi kèm). Kéo dài hiệu lực giấy đi đường của CATP đã cấp đến hết ngày 30/9/2021”

Như vậy, dựa trên quy định được trích dẫn ở trên, chúng ta đã trả lời được câu hỏi giấy đi đường có hiệu lực bao lâu. Từ khi được cấp giấy đi đường, hiệu lực của giấy đi đường kéo dài đến hết ngày 30/9/2021. Việc kéo dài hiệu lực của giấy đi đường đã giảm bớt phần nào những phiền hà của người dân khi trong một thời gian ngắn lại phải xin cấp lại giấy đi đường.

2. Thủ tục xin cấp giấy đi đường như thế nào?

Các cơ quan, đơn vị theo quy định được cấp giấy đi đường , kèm danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần lưu thông để phục vụ nhiệm vụ cấp thiết để cấp giấy đi đường gửi về Sở GTVT qua hộp thư điện tử ([email protected]) để được cấp giấy đi đường.

3. Thời gian cấp giấy đi đường mất bao lâu?

Thời gian cấp Giấy đi đường không quá 24 giờ kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Giấy đi đường được gửi trả cho các đơn vị qua hộp thư điện tử, bao gồm danh sách người được cấp và giấy đi đường có mã QR. Các đơn vị tự in giấy đi đường và mang theo khi đi đường.

4. Mẫu giấy đi đường mã QR thể hiện những thông tin gì?

Mỗi giấy đi đường khi tra cứu mã QR (qua các ứng dụng tra cứu như Zalo, Viber…) sẽ thể hiện các thông tin: Cơ quan làm việc, họ tên người được cấp, số CMND/CCCD, mục đích và thời gian tham gia giao thông (theo phụ lục 4).

5. Cơ quan nào cấp giấy đi đường?

Phòng PC08 thực hiện cấp, đổi giấy đi đường cho các đơn vị chủ trì quản lý diện đối tượng cấp phép lưu thông trên đường theo Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX của UBND Thành phố và Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của UBND Thành phố.

Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động và cấp giấy đi đường (theo nhiệm vụ tại Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX của UBND Thành phố và Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của UBND Thành phố) cho diện đối tượng là người lao động tại các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.

- Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.

- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.

- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.

6. Những câu hỏi thường gặp

Mẫu giấy đi đường là gì?

Giấy đi đường được xem là một trong những căn cứ quan trọng để người lao động và các cán bộ, công chức khi đi công tác được cơ quan, doanh nghiệp nơi mình làm việc thực hiện thanh toán các công tác về chi phí tàu xe và một số thủ tục cần thiết của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công tác chi trả cho chi phí đi đường. 

 Mục đích giấy đi đường?

Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.

Trách nhiệm ghi giấy đi đường?

Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí... mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.

Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)?

Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về quy định Giấy đi đường có hiệu lực bao lâu? cũng như thủ tục đơn giản để cấp giấy đi đường tại thành phố Hồ Chí Minh.Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay mở cửa hàng nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (871 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo