Giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng để hình thành và duy trì doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, rất nhiều các công ty thực hiện thay đổi vốn điều lệ. Nhất là vấn đề giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, để hiểu rõ một số quy định pháp luật về hoạt động này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây.

Nghịch lý ngân hàng muốn giảm vốn điều lệ?

Giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

1. Ghi giảm vốn điều lệ

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 59/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 219/2015/TT-BTC về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn (như giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp), tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, bổ sung Điều 2a ghi giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

1.1 Đối với doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp, sự cần thiết phải giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nguyên tắc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP để xác định số vốn khi giảm vốn nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.

Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xử lý giá trị vốn điều lệ khi giảm vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

Trường hợp điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà phát sinh phần chênh lệch vốn đầu tư của chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ điều chỉnh giảm thì xử lý như sau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo và yêu cầu doanh nghiệp nộp phần chênh lệch này về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

- Doanh nghiệp nhà nước hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định lại.

1.2 Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước

Khi cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

1.3 Trong thời hạn áp dụng mức vốn điều lệ điều chỉnh lại quy định

- Trường hợp nguồn bổ sung vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ theo giá trị vốn thực góp cho doanh nghiệp.

- Trường hợp do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp; chênh lệch giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu với vốn điều lệ sau khi điều chỉnh, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Ngoài ra, các trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thay đổi và công bố thông tin về vốn điều lệ trong giấy đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”

2. Một số lưu ý khi quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp

- Mở rộng phạm vi được đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Nghị định mới bổ sung thêm 02 lĩnh vực Nhà nước đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

+ Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;

+ Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).

- Bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp thì không phải lập hồ sơ đề nghị bổ sung vốn điều lệ.

Cụ thể, sau khi hạch toán tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định điều chỉnh lại mức vốn thực góp trên giấy đăng ký doanh nghiệp.

- Siết chặt lĩnh vực, hoạt động Nhà nước bổ sung vốn

Nghị định đã giới hạn lại phạm vi bổ sung vốn nhà nước trong một số lĩnh vực về khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp,...và loại bỏ một số lĩnh vực như: phân phối điện, khai thác cảng biển,...

- Quy định cụ thể trường hợp doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ. Theo đó, khi thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.

- HĐTV hoặc Chủ tịch công ty được quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu. Đây là quy định mới về thẩm quyền quyết định cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản trong Doanh nghiệp nhà nước.

- Doanh nghiệp nhà nước được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác khi không tiếp tục đầu tư dự án. Nội dung này được bổ sung trong quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

- Nhiều khoản lợi nhuận từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước được hạch toán là thu nhập khác của doanh nghiệp

Ngoài ra, các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước thì thu nhập khác của doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm:

+ Các khoản lợi nhuận, cổ tức được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư vốn vào các công ty;

+ Đầu tư theo hợp đồng BCC;

+ Tiền thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước và các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài khác.

3. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1095 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo