Bị gãy xương không bó bột có sao không?

Trong số các chấn thương, gãy xương được nhận định là phổ biến nhất. Gãy xương có nhiều mức độ và mỗi mức độ có cách điều trị khác nhau, trong đó thường gặp nhất là bó bột cố định, hỗ trợ xương tự làm lành. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị dị ứng bột thì gãy xương không bó bột có sao không?

Gãy xương không bó bột có sao không? Có ảnh hưởng gì không?

Đã có không ít trường hợp bệnh nhân gãy xương nhưng lại bị dị ứng với loại bột dùng để cố định xương. Vậy bị gãy xương không bó bột có sao không? Bó bột là phương pháp điều trị gãy xương phổ biến, dùng trong hầu hết các trường hợp gãy xương trên cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số vùng không dùng được cách này, điển hình như gãy xương sườn hay gãy xương đòn đều không thể bó bột cố định xương.

Như vậy, phương pháp bó bột chỉ thích hợp và có tính khả thi khi áp dụng cho các trường hợp gãy xương dài. Ngoài ra, trường hợp gãy xương hở (xương đâm ra ngoài da) cũng không thể áp dụng bó bột.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi gãy xương không bó bột có sao không là không bạn nhé, sẽ có cách điều trị khác thích hợp, được bác sĩ chỉ định cụ thể khi làm kiểm tra, xét nghiệm. Khi gãy xương không bó bột, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cố định xương từ bên trong bằng thanh nẹp kim loại, ốc vít,... nhưng cũng cần cân nhắc vì xương sẽ lâu lành hơn và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân hơn.

Có rất ít trường hợp bị gãy xương nhẹ nhưng không bó bột nhưng không phải là hoàn toàn không có nên nếu có vấn đề sức khỏe, tiền sử bệnh án, dị ứng, thuốc đang dùng, mong muốn cá nhân,... người bệnh nên chia sẻ trực tiếp, thẳng thắn với bác sĩ điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý sau khi bó bột gãy xương

Bó bột là phương pháp phổ biến, trừ trường hợp người bệnh dị ứng với chất bột thì đa số trường hợp gãy xương đều được điều trị bằng cách này. Vậy khi bó bột, người bệnh cần lưu ý điều gì để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi xương? Sau đây là những lưu ý cho người bó bột gãy xương:

  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vị trí vết thương như đau nhức, cơn đau ngày một tăng, đau kèm cảm giác buốt trong xương, sưng tấy vết thương, tê, tím tái vùng bó bột,...
  • Nên kê cao vùng bó bột để hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tím tái, tê buốt.
  • Gồng có trong bột khi cơn đau gãy xương đã giảm sẽ giúp cho các cơ được vận động nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến vị trí của xương. Bên cạnh đó, nếu xương, cơ không vận động quá lâu sẽ khiến dinh dưỡng không tập trung vào vết thương, dẫn đến lâu lành hơn. Nếu chưa biết cách gồng cơ trong bột, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cho mình.
  • Tập luyện vận động ở các vùng không bị thương để tăng lưu thông máu huyết, hạn chế nằm im một chỗ không hoạt động làm tinh thần chán nản, mệt mỏi, cơ thể uể oải.
  • Bột sẽ khô và cứng lại sau khoảng 30 - 45 phút sau khi thực hiện bó bột nên người bệnh kiêng đi trên bột ít nhất 2 ngày sau khi bó bột vùng bị gãy xương.
  • Gãy xương không bó bột có sao không? Bột dính nước sẽ bị hỏng và bốc mùi khó chịu nên bệnh nhân hãy cố gắng tránh nước cho vùng bó bột. Bọc nilong vào một khi tắm hoặc rửa, lau sẽ giúp đề phòng nước thấm vào bột.
  • Thời gian đầu mới bó bột có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, cảm giác như có kiến cắn nhưng lại không thể gãi được,... nhưng bệnh nhân tuyệt đối không nên cố gắng chọc que, vật cứng vào bột để gãi ngứa, gây ảnh hưởng đến xương nhé. Thay vào đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến trình lành xương.
  • Sau thời gian bó bột, bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu để xương, cơ, khớp ở vùng bị thương hoạt động linh hoạt lại như bình thường.

Bị gãy xương làm gì để nhanh lành?

Bên cạnh thắc mắc gãy xương không bó bột có sao không, nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến cách để giúp xương mau lành hơn, tăng tốc độ phục hồi và sức khỏe nhanh chóng ổn định, vết thương hở (nếu có) cũng tái tạo hiệu quả hơn.

Về cách làm xương mau lành, bác sĩ chuyên khoa có những gợi ý sau đây mà bệnh nhân gãy xương không nên bỏ qua. Đầu tiên, người bệnh sơ cứu vết thương gãy xương bằng nẹp tự làm hoặc vật cứng, dài, thẳng. Việc sơ cứu ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc điều trị sau đó. Lúc mới bị gãy là khi xương dễ nắn về vị trí cũ nhất, nếu có đủ kiến thức, bạn hãy kéo nhẹ xương nhiều lần để xương về lại vị trí ban đầu.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phục hồi sau gãy xương. Người bị gãy xương nên ăn thêm nhiều protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, sữa chua,...), canxi (sữa, cá hồi, củ cải, bông cải xanh, sữa hạnh nhân,...), vitamin D tăng khả năng hấp thụ canxi (vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như dầu gan cá, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, nước cam,...), sắt giúp vết thương hở và vết gãy xương mau lành (dồi dào trong các thực phẩm như thịt bò nạc, trứng, trái cây tươi, rau có lá xanh đậm,...).

Một lưu ý nữa giúp xương bị gãy mau lành hơn là người bệnh cần kiêng ăn một số thức ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như rượu, bia chứa cồn làm giảm chất lượng máu, cafein làm hạn chế hấp thụ canxi và đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol làm tăng nguy cơ béo phì, hạn chế xương sản sinh tế bào mới.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về gãy xương không bó bột có sao không đã giúp ích cho bạn đọc hiểu hơn về tình trạng chấn thương này. Nếu  không muốn bó bột hoặc liên quan đến vấn đề sức khỏe, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phương án thay thế kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (658 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!