Danh Mục Dụng Cụ Đánh Bắt Thủy Sản Được Chính Phủ Cho Phép

Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản hiện hành được quy định như thế nào? Sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản bị xử lý như thế nào? Những thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Danh Mục Dụng Cụ Đánh Bắt Thủy Sản Được Chính Phủ Cho Phép

Danh Mục Dụng Cụ Đánh Bắt Thủy Sản Được Chính Phủ Cho Phép

1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bằng tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định về nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản như sau:

Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

1. Tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:

a) Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;

b) Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản bao gồm:

+ Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;

+ Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản hiện hành được quy định như thế nào?

Hiện nay danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản hiện hành được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT (thay thế phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT):

- Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

- Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Ghi chú: Nghề lưới kéo khai thác ở vùng nội địa; Nghề chấn; Nghề te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ khai thác tại vùng ven bờ, vùng nội địa; Nghề cào đáy bằng khung sắt kết hợp với tàu có gắn động cơ (cào lươn, cào nhuyễn thể, banh lông) khai thác ở vùng nội địa, vùng ven bờ, vùng lộng cấm hoạt động từ ngày 01/01/2023.

- Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng biển

- Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng biển

- Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa

Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa

3. Sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản bị xử lý như thế nào?

- Về xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ Điều 27 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, chủ thể có hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000. Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Trường hợp có dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản và đủ các yếu tố cấu thành khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Khung hình phạt cao nhất được quy định đối với tội danh này có thể lên đến 10 năm tù.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định liên quan đến danh mục dụng cụ đánh bắt thủy sản là gì? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (647 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!