Đưa người nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào? - Luật ACC

Nhập cảnh là việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thổ của một nước. Người muốn nhập cảnh phải có hộ chiếu được thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan, y tế và cơ quan an ninh. Hiện nay, hiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về đưa người nhập cảnh trái phép vào việt nam thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

đưa Người Nhập Cảnh Trái Phép Vào Việt Nam

đưa người nhập cảnh trái phép vào việt nam

1. Khái quát về nhập cảnh

Nhập cảnh là việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thổ của một nước.

Người muốn nhập cảnh phải có hộ chiếu được thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn.

Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan, y tế và cơ quan an ninh. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn được phép nhập cảnh. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. Thị thực nhập cảnh có giá trị một lần trong thời hạn ba tháng và có thể được gia hạn không quá ba tháng. Trường hợp cần thiết có thể được thị thực nhập cảnh, xuất cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn dài hơn phù hợp với nhiệm kì công tác hoặc thời gian học tập, lao động, chữa bệnh...

Cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh w cấp thị thực nhập cảnh là: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đy nhiệm trong nước, cơ quan đại diện ngoại giao, s quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở nước ngoài.

2. Nguyên tắc nhập cảnh

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:

Thứ nhất, tuân thủ quy định của Luật Xuất nhập cảnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Thứ ba, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

3. Hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh

- Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật xuất, nhập cảnh năm 2014

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam."

Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh có thể kể đến theo quy định pháp luật như sau:

Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nhất định, thì người nước ngoài bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

  1. Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  2. Nhập cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh;
  3. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh;
  4. Lợi dụng việc nhập cảnh để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích).
  5. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh để nhập cảnh.

4. Xử lý hành vi đưa người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

1. Trường hợp xử phạt hành chính:

Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Stt

Hành vi vi phạm

Hình thức phạt tiền

Hình thức phạt bổ sung

Căn cứ

pháp lý

1 - Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Khoản 9

 Điều 17)

Điểm a khoản 2 Điều 17

2

- Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;

Điểm b khoản 2 Điều 17

3

- Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm a khoản 4 Điều 17

4

- Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Điểm a khoản 5 Điều 17

5

- Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Điểm đ khoản 6 Điều 17

2. Trường hợp xử lý hình sự:

Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như sau:

- Người nào nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép).

- Người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).

- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 02 lần trở lên, đối với từ 05 người đến 10 người, có tính chất chuyên nghiệp, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tái phạm nguy hiểm thì người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 2 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).

- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đối với 11 người trở lên, thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên, làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).

Trên đây là một số thông tin về đưa người nhập cảnh trái phép vào việt nam. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (452 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo