Dứa có gai Miền Tây gọi là gì? Dứa không gai Miền Tây gọi là gì?

Dứa thì ai trong chúng ta cũng biết là một loại quả phổ biến ở nước ta với nhiều dinh dưỡng mang lại. Dứa là thức quả thơm ngon vô cùng tốt cho sức khoẻ của chúng ta.

1. Dứa có gai Miền Tây gọi là gì?

Ở Miền Tây có sự phân biệt khác nhau về các loại quả hình dáng như quả dứa (cách gọi chung ở Miền Bắc). Sự phân biệt này dựa vào hình dáng quả bên ngoài và vị của quả khác nhau.
Dứa có gai Miền Tây được người dân gọi là trái Khóm. Trái khóm là giống dứa nhiều gai, trái nhỏ, thịt vàng đậm, vị ngọt đậm đà.
Theo tên gọi quốc tế thì trái khóm là giống Dứa Queen. Đây là giống phổ biến nhất ở Việt Nam. Trái dứa Queen có kích thước nhỏ, khối lượng trung bình từ 500 - 900gr/trái. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là lá của dứa Queen có rất nhiều gai ở mép lá, bản lá hẹp, cứng, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song.
Hoa dứa có màu xanh hồng, mắt dứa lồi, hố mắt sâu, mật độ mắt dứa khít và dày, hình dáng trái thon dài. Thịt trái có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà nhưng không gắt.
Bởi lý do trái khóm khá cứng dễ vận chuyển nên được trồng phổ biến ở nước ta.

2. Dứa không gai Miền Tây gọi là gì?

Còn dứa không gai theo dân Miền Tây gọi là trái Thơm. Trái Thơm thường không có gai trái to, mắt thưa giãn, hố mắt nông, thịt ngả vàng, ngọt thanh xen lẫn vị chua, trái này thường nhiều nước hơn Khóm.
Trái thơm là giống dứa Cayen có khối lượng trung bình 1 quả là 1,5kg đến 2kg/1 trái. Hoa trái có màu hồng, hơi đỏ, hình dáng trái như quả trứng, mắt dứa rất to, hố mắt nông, mật độ mắt dứa thưa và giãn. Khi chín, màu vàng chuyển dần từ cuống tới chóp trái.
Dứa Cayen có thịt màu vàng ngà không đậm như dứa Queen, mọng nước, vị ngọt thanh. Ưu điểm của giống dứa này là trái khi thu hoạch sẽ rất to, dễ cơ giới hoá, cho hiệu quả kinh tế cao. Dứa Cayen thường được trồng để chế biến các sản phẩm như nước ép, mứt, syrup..

3. Phân biệt trái khóm và trái thơm

Như vậy nhìn vào hình ảnh cụ thể thì có thể dễ nhận thấy sự khác nhau giữa trái thơm và trái khóm là ở phần lá của quả. Phần lá của trái khóm thì có nhiều gai còn phần lá trái Thơm lại không có gai.
Và hơn nữa trong hình cũng thấy được mắt trái Thơm to hơn và nông hơn nên khi bổ thì không cần gọt quá sâu thì phần mắt trái thơm cũng đã dễ dàng lấy ra. Còn với trái Khóm thì mắt dày và sâu hơn nên phải gọt sâu thì mới có thể lấy hết phần mắt của chúng ra.
Ngoài ra có thể thấy trái Thơm bên phải có kích thước lớn hơn và trong phần ruột có phần đậm màu nhiều nước hơn trái Khóm.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (892 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!