Quy trình định khoản nhận góp vốn liên doanh bằng tiền mặt 

Đối với các doanh nghiệp, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải biết mở rộng phạm vi thị trường hoạt động. Để làm được điều đó, việc liên doanh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến định khoản góp vốn liên doanh bằng tiền mặt. 

định Khoản Nhận Góp Vốn Liên Doanh Bằng Tiền Mặt

1. Liên doanh là gì ? 

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kỹ thuật của mình. Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

2. Các hình thức liên doanh. 

Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát);

– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng kinh doanh.

Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào góp vốn.

3. Góp vốn liên doanh là gì ? 

Góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính mà TCTD đầu tư vốn vào tổ chức khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro ( nếu có) theo tỷ lệ vốn góp. Như vậy, việc góp vốn liên doanh là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp, các công ty. 

Hiện nay có một số hình thức góp vốn liên doanh chủ yếu như sau: 

- Góp vốn bằng tiền 

- Góp vốn bằng tài sản: Hình thức góp vốn thường được áp dụng phổ biến. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất. giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. 

Lưu ý đối với góp vốn bằng tài sản: Hiện vật khi làm thủ tục góp vốn liên doanh phải có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu. 

- Góp vốn bằng tri thức: Hình thức góp vốn này có thể được hiểu là sử dụng những phát minh, nghiên cứu của mình về sản phẩm, thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, … nhằm đem lại lợi ích cho công ty. 

4. Định khoản nhận góp vốn liên doanh bằng tiền mặt. 

Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, nhận vốn góp liên doanh liên kết ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)

Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp

khác)

Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)

Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)

Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị

phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

Có TK 4111– Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

5. Một số câu hỏi thường gặp (FAQ). 

Câu 1: Quy định về hạch toán tài khoản đầu tư liên doanh là gì ? 

  1. Khoản đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được hạch toán vào TK 222 khi nhà đầu tư có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
  2. Về nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản vốn góp liên doanh theo 3 hình thức: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát; Tài sản đồng kiểm soát; Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kê toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” (Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003). Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà không phản ánh khoản đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh dưới hình thức: hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát.
  3. Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phản ánh trên tài khoản này phải là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và chấp thuận trong biên bản góp vốn.
  4. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hoá:

– Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hoá xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác trong kỳ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh.

+ Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hoá xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập, khoản doanh thu chưa thực hiện này được kết chuyển vào thu nhập khác.

Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

  1. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:

– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác.

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh sẽ được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (Lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh) được phân bố dần vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng.

– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

  1. Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị vậ tư, tài sản và tiền do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trả lại để ghi giảm số vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính. Nếu giá trị thu hồi cao hơn số vốn đã góp thì khoản lãi này được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.
  2. Lợi nhuận từ kết quả đầu tư góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là khoản doanh thu hoạt động tài chính và được phản ánh vào bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Số lợi nhuận chia cho các bên tham gia liên doanh có thể được thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán từng phần theo mỗi kỳ kế toán và cũng có thể giữ lại để bổ sung vốn góp liên doanh nếu các bên tham gia liên doanh chấp nhận.

Các khoản chi phí về hoạt động liên doanh phát sinh tại các bên góp vốn (Nếu có) được phản ánh vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính”.

  1. Các bên vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn góp của mình trong liên doanh. Trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn số vốn góp đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thì chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Ngược lại, nếu giá trị chuyển nhượng thấp hơn số vốn đã góp thì số chênh lệch là lỗ do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính”.
  2. Đối với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, khi chuyển nhượng phần vốn giữa các bên tham gia liên doanh thì các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng của các bên không hạch toán trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà chỉ theo dõi chi tiết nguồn vốn góp và làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.
  3. Các bên tham gia liên doanh hoặc đối tác khác mua lại phần vốn góp của các bên khác trong liên doanh, thì phản ánh phần vốn góp vào liên doanh theo giá thực tế mua (Giá mua phần vốn góp này có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ sách của phần vốn góp được chuyển nhượng tại thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng).
  4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi, chuyển nhượng.

Câu 2: Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh là gì ? 

Ưu điểm của liên doanh

– Một liên doanh cho phép mỗi bên tiếp cận với các nguồn lực của (những) người tham gia khác mà không cần phải chi quá nhiều vốn.

– Liên doanh có rủi ro ít hơn là công ty sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình.

– Công ty có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. 

– Mỗi công ty có thể duy trì bản sắc riêng của mình và có thể dễ dàng trở lại hoạt động kinh doanh bình thường sau khi liên doanh hoàn tất. Liên doanh cũng cung cấp lợi ích từ việc chia sẻ rủi ro.

– Một số chính phủ yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh.

Nhược điểm của liên doanh

– Liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên.

– Các hợp đồng liên doanh thường hạn chế các hoạt động bên ngoài của các công ty tham gia trong khi dự án đang được tiến hành. Mỗi công ty tham gia vào một liên doanh có thể được yêu cầu ký các thỏa thuận độc quyền hoặc thỏa thuận không cạnh tranh ảnh hưởng đến các mối quan hệ hiện tại với các nhà cung cấp hoặc các mối liên hệ kinh doanh khác.

Hợp đồng theo đó các liên doanh được tạo ra cũng có thể khiến mỗi công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý vốn có đối với một công ty hợp danh trừ khi một pháp nhân kinh doanh riêng biệt được thành lập cho liên doanh. Hơn nữa, trong khi các công ty tham gia vào một liên doanh chia sẻ quyền kiểm soát, các hoạt động công việc và việc sử dụng các nguồn lực không phải lúc nào cũng được chia đều.

– Việc mất kiểm soát đối với một liên doanh có thể xảy ra khi chính quyền sở tại là một trong số các bên đối tác.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Quy trình định khoản nhận góp vốn liên doanh bằng tiền mặt”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1133 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo