Định khoản góp vốn bằng tài sản cố định là gì? 2024

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định. 

định Khoản Góp Vốn Bằng Tài Sản Cố định
định khoản góp vốn bằng tài sản cố định

1. Liên doanh là gì ? 

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kỹ thuật của mình.

Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

2. Các hình thức liên doanh. 

Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát);

– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh.

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng kinh doanh.

Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào góp vốn.

Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:

- Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và

- Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

3. Góp vốn liên doanh là gì ? 

Góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính mà TCTD đầu tư vốn vào tổ chức khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro ( nếu có) theo tỷ lệ vốn góp. Như vậy, việc góp vốn liên doanh là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp, các công ty. 

Hiện nay có một số hình thức góp vốn liên doanh chủ yếu như sau: 

- Góp vốn bằng tiền 

- Góp vốn bằng tài sản: Hình thức góp vốn thường được áp dụng phổ biến. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất. giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. 

Lưu ý đối với góp vốn bằng tài sản: Hiện vật khi làm thủ tục góp vốn liên doanh phải có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu. 

- Góp vốn bằng tri thức: Hình thức góp vốn này có thể được hiểu là sử dụng những phát minh, nghiên cứu của mình về sản phẩm, thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, … nhằm đem lại lợi ích cho công ty. 

4. Tài sản cố định dùng để góp vốn là gì ? 

Khi một tài sản được dùng để góp vốn vào công ty, thì tiên quyết, nó phải định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

- Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Vì những đặc điểm trên, quy trình góp vốn bằng tài sản cố định đòi hỏi phải tuân thủ theo trình tự nhất định.

5. Định khoản góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định. 

Định khoản 

Nợ TK 211                   Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 212                   Tài sản cố định thuê tài chính (TT200)

Nợ TK 213                   Tài sản cố định vô hình (TT200)

Nợ TK 217                   Bất động sản đầu tư

Có TK 4111                 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Mô tả nghiệp vụ 

Khi phát sinh nghiệp vụ nhận vốn bằng TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

- Đối với tài sản nhận dưới hình thức góp vốn hoặc giao vốn, doanh nghiệp khi nhận tài sản sẽ nhận luôn Biên bản bàn giao tài sản cố định.

- Bên góp vốn (hoặc cấp vốn) và doanh nghiệp (gồm Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị) ký biên bản giao, nhận tài sản.

- Kế toán tài sản nhận các chứng từ liên quan đến tài sản (Bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng góp vốn…), đồng thời ghi sổ kế toán.

Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản cố định bằng phần mềm 

Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ nhận vốn góp bằng TSCĐ

Vào phân hệ Tổng hợp\tab Chứng từ nghiệp vụ khác, chọn chức năng Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác. 

Hạch toán chứng từ nhận vốn góp bằng tài sản, sau đó nhấn Cất.

Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ TSCĐ

Lưu ý: Tại tab Nguồn gốc hình thành, kế toán sẽ chọn nguồn gốc hình thành là Nhận góp vốn, tài trợ, biếu tặng. Đồng thời tập hợp các chứng từ hình thành nên nguyên giá TSCĐ

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

6. Một số câu hỏi thường gặp. 

Câu 1: Đơn vị sự nghiệp có được góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức khác bằng tài sản cố định hay không ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Phân phối kết quả tài chính trong năm

  1. Sử dụng các Quỹ

a) Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có);
b) Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác;
c) Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
d) Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện;
đ) Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp của anh chỉ được góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Không dùng tài sản cố định để góp vốn.

Câu 2: Quy trình góp vốn bằng tài sản cố định như thế nào ? 

Việc góp vốn có thể xảy ra vào lúc thành lập công ty hay khi công ty đang hoạt động; nhằm mục đích tạo thành hay làm tăng thêm vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, dù góp vốn vào thời điểm nào đi chăng nữa, việc góp vốn bằng tài sản cố định cơ bản được thực hiện như sau:

  1. Định giá tài sản góp vốn

Khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. 

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

  1. Cam kết góp vốn

Người góp vốn vào công ty phải cam kết về giá trị phần vốn góp, loại tài sản góp vốn, phương thức góp vốn.

Tùy thời điểm góp vốn mà các vấn đề về thông tin phần vốn góp nêu trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong:

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu việc góp vốn nhằm thành lập doanh nghiệp, trong đó, người góp vốn phải cam kết về thời điểm góp vốn vào công ty (trừ loại hình công ty hợp danh);

Nếu xét thấy cần thiết, các sáng lập viên có thể lập Biên bản hoặc Hợp đồng góp vốn kinh doanh.

- Giấy đề nghị thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp nếu góp thêm vốn vào công ty đang hoạt động;

  1. Thực hiện góp vốn

Người góp vốn có trách nhiệm góp đủ, đúng hạn, đúng phương thức và loại tài sản như đã cam kết.

Trừ loại hình công ty hợp danh, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp. Quý thành viên có thể tham khảo tại các công việc sau:

- Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa

- Tài sản góp vốn là tàu biển

Bên cạnh đó, các bên phải lập bộ chứng từ góp vốn tương ứng với đối tượng người góp vốn như sau:

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân không kinh doanh:

- Biên bản chứng nhận góp vốn

- Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

- Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,

- Hợp đồng liên doanh, liên kết;

- Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật),

- Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Câu 3: Đơn vị sự nghiệp sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác cần lưu ý điều gì ?

Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Phân phối kết quả tài chính trong năm

  1. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Theo đó khi đơn vị sự nghiệp sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác cần phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Định khoản góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định là gì ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (264 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo