Phân tích Điều 89 Luật Đất đai năm 2013

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã giải quyết được rất nhiều trường hợp vướng mắc và tranh chấp trên thực tiễn. Tuy nhiên việc áp dụng như thế nào vẫn đang là một dấu chấm hỏi lớn với phần lớn dân số Việt Nam. Bởi vì không phải ai cũng am hiểu kiến thức pháp luật để có thể nắm bắt, vận dụng được. Do đó, Công ty Luật ACC sẽ Phân tích Điều 89 Luật Đất đai năm 2013 qua bài viết dưới đây.

Phân Tích Điều 89 Luật Đất đai Năm 2013

Phân tích Điều 89 Luật Đất đai năm 2013

1. Khái niệm đất và đất đai

Đất là gì?

Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định nghĩa đất và đất đai như sau:

Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.

Khi là chủ của khu đất đó thì cá nhân sẽ có quyền sở hữu tất cả những thứ ở trên phần đất đai đó từ thực vật, động vật, vi sinh vật đến các loài động vật nhỏ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT Quy định: Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể, có các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ở hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Tại Việt Nam, việc mỗi người được sở hữu, mua bán đất đai đều được pháp luật bảo hộ và công nhận. Khi xảy ra bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều sẽ được pháp luật truy cứu và bảo vệ.

Như vậy, khái niệm đất hẹp hơn đất đai, bởi đất ở đây là một dạng vật chất trong Trái Đất không có quy định pháp lý rõ ràng, còn đất đai hay thường được gọi là vùng đất, thửa đất, mảnh đất được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức.

2. Phân tích Điều 89 Luật Đất đai năm 2013

Chính sách về bồi thường nhà ở, công trình xây dựng trên đất khi nhà nước thu hồi đất (Điều 89 Luật đất đai, điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

Tiền bồi thường với nhà ở, công trình, tài sản trên đất được xác định = Đơn giá với loại tài sản tương ứng x (nhân) mức (tỷ lệ) bồi thường của tài sản đó.

2.1. Đối với Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đối với loại công trình này, khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Loại tài sản này sẽ được bồi thường với mức là 100%.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.

Ví dụ: Đánh giá mức độ tổn hại của tài sản khi bị tháo dỡ, cắt xén một phần tại thành phố Hải Phòng căn cứ điêu 12a Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND cụ thể như sau:

Phá dỡ dưới 10% tính trên tổng diện tích sàn nhà, công trình xây dựng, được tính toán là 20% giá trị nhà, công trình;

Phá dỡ từ 10% – 40% tính trên tổng diện tích sàn nhà, công trình xây dựng, được tính toán gấp 02 lần giá trị phá dỡ (tương ứng từ 20% – 80% giá trị nhà, công trình);

Phá dỡ trên 40% tính trên tổng diện tích sàn nhà, công trình xây dựng, được tính toán là 100% giá trị nhà, công trình.

2.2. Đối với Nhà ở, công trình trên đất không thuộc trường hợp tại mục 2.1

Được hiểu là công trình không phải dùng phục vụ sinh hoạt gắn liền với việc sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Ví dụ: Nhà chòi trông đầm, ao, hồ, vườn, tường bao xung quanh vườn…

Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức:

Tgt = G1 – (G1/T)xT1

Trong đó:

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;

T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Ví dụ: Đối với thành phố Hải Phòng theo quy định tại điều 11 Quyết định số 2680/QĐ-UBND Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất được xác định theo công thức sau:

Mbt = Tgt + Tgt x 60%

Mbt : Mức bồi thường;

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại.

Mức bồi thường không vượt quá 100% giá trị xây mới nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Và thời gian khấu hao để tính giá trị hiện có của căn nhà được xác định là:

TT Danh mục tài sản Thời gian khấu hao (năm)
1 Nhà 1, 2, 3, 4, 5 tầng, tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói. 50
2 Nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố. 25
3 Nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn, tường bao quanh xây gạch (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố). 25
4 Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi; đường nội bộ 20
5 Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 30
6 Bến cảng, ụ triền đà. 40
7 Nhà tạm, vật kiến trúc khác. 10

2.3. Đơn giá bồi thường nhà ở, công trình xây dựng trên đất

Đơn giá bồi thường với nhà ở, công trình, tài sản trên đất do UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành trên cơ sở các nguyên tắc xác định giá do pháp luật quy định.

>>Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng Điều 129 Luật Đất đai năm 2013

>>Xem thêm: Phân tích khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phân tích Điều 89 Luật Đất đai năm 2013Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1031 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo