Điều 57 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Do đó, các chủ thể có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Và Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định chi tiết tại Điều 57 Luật Quản lý thuế năm 2019, cụ thể như sau:

1. Khái nệm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

- Tiền thuế: khoản 1 Điều 3 quy định Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Tiền thuế có thể do người nộp thuế khai thuế, quyết toán thuế hoặc có thể do cơ quan nhà nước tính toán, xác định trong thông báo về việc nộp thuế.

- Tiền chậm nộp: Cá nhân có nghĩa vụ nộp đúng, đủ thuế và đúng thời hạn theo quy định. Khi người nộp thuế nộp chậm tiền thuế thì bên cạnh việc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, người nộp thuế còn có nghĩa vụ nộp tiền chậm nộp. Hiện nay, tiền chậm nộp được quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế.

Cụ thể thì tại khoản 1 Điều 59 quy định về bảy trường hợp phải thực hiện nộp tiền chậm nộp như sau:

+ Khi người nộp thuế không thực hiện nộp thuế trong thời hạn;

+ Cá nhân nộp tiền thuế ít hơn số tiền thuế phải nộp (số tiền thuế phải nộp thay đổi do người nộp thuế bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc do kiểm tra phát hiện số tiền thuế còn thiếu;

+ Khi số tiền thuế đã hoàn lớn hơn số tiền thuế được hoàn;

+ Nộp dần tiền thuế nợ

+ Bị truy thu số tiền thuế thiếu nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

+ Tiền chậm nộp áp dụng đối với tổ chức được ủy nhiệm khi tổ chức này chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Tiền phạt thuế: được hiểu chính là hệ quả của việc áp dụng biện pháp phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính đối với những người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ về thuế. Tiền phạt thuế được áp dụng đối với nhiều hành vi vi phạm khác nhau về thuế.

2. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt 

Khoản 2 Điều 57 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo hướng thống nhất quy định giữa các loại thuế do cơ quan thuế quản lý và các loại thuế do cơ quan hải quan quản lý, vẫn đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật thuế và nguyên tắc có lợi cho người nộp thuế (giảm thiểu tiền chậm nộp phát sinh thêm). Cụ thể:
a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.
Thứ Tự Thanh Toán Tiền Thuế, Tiền Chậm Nộp, Tiền Phạt

Hình ảnh minh họa thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Quy định trên đã thể hiện nguyên tắc thanh toán khi người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế chậm, đó chính là thực hiện theo thời hạn trước, sau;tức khoản nghĩa vụ nào có thời hạn hết trước sẽ được thanh toán trước, khi thanh toán xong nghĩa vụ đến hạn trước thì sẽ tiếp tục nghĩa vụ thuế phát sinh sau.

Thực chất việc đặt ra thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến việc một khoản tiền liên quan đến nhiều nghĩa vụ mà người nộp thuế phải thực hiện. Việc đặt ra thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các nghĩa vụ về thuế vô cùng quan trọng, bởi nó phải đảm bảo được nền tảng của thuế, cũng như việc thực hiện nghĩa vụ, công bằng, minh bạch trong lĩnh vực thuế. Thông qua việc xây dựng thứ tự ưu tiên thanh toán, thì sẽ xác định được rằng với khoản tiền mà người có nghĩa vụ nộp lên để thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ nào được thực hiện trước, nghĩa vụ nào được thực hiện sau.

Theo quy định tại Khoản 2 của Điều 57, thì tiền nợ thuế chính là nghĩa vụ được ưu tiên thanh toán đầu tiên trong tất cả các nghĩa vụ của người nộp thuế. Đây chính là số tiền thuế mà người nộp thuế phải thực hiện trước đó, nhưng lại không thực hiện, đây cũng chính là nghĩa vụ phát sinh trước so với các nghĩa vụ khác và cũng là nghĩa vụ “gốc” làm phát sinh các nghĩa vụ “phái sinh” như nghĩa vụ nộp tiền chậm nộp, nghĩa vụ nộp phạt,… Do đó, nghĩa vụ này phải được thực hiện trước rồi mới đến việc thực hiện nghĩa vụ sau.

Nghĩa vụ được thanh toán tiếp theo chính là nghĩa vụ nộp tiền phạt. Đây chính là nghĩa vụ hành chính mà người nộp thuế phải nộp. Việc đặt thanh toán tiền phạt lên trước thanh toán tiền chậm nộp bởi lẽ đây là tiền phạt chính là hình thức mang tính răn đe, được thể hiện trên quyết định xử lý vi phạm hành chính, bắt buộc các chủ thể phải thực hiện .

Tiền chậm nộp là tiền được thanh toán cuối cùng. Dựa trên số tiền mà người nộp thuế nộp, sau khi thanh toán tiền thuế, tiền phạt thì sẽ được sử dụng để thanh toán tiền chậm nộp.

3. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

- Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
- Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
- Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
  • Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
  • Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;
  • Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
- Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về quy định tại Điều 57 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (444 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo