Hướng dẫn áp dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã giải quyết được rất nhiều trường hợp vướng mắc và tranh chấp trên thực tiễn. Tuy nhiên việc áp dụng như thế nào vẫn đang là một dấu chấm hỏi lớn với phần lớn dân số Việt Nam. Bởi vì không phải ai cũng am hiểu kiến thức pháp luật để có thể nắm bắt, vận dụng được. Do đó, Công ty Luật ACC sẽ Hướng dẫn áp dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013 qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn áp Dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013

Hướng dẫn áp dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013

1. Khái niệm đất và đất đai

Đất là gì?

Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định nghĩa đất và đất đai như sau:

Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.

Khi là chủ của khu đất đó thì cá nhân sẽ có quyền sở hữu tất cả những thứ ở trên phần đất đai đó từ thực vật, động vật, vi sinh vật đến các loài động vật nhỏ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT Quy định: Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể, có các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ở hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Tại Việt Nam, việc mỗi người được sở hữu, mua bán đất đai đều được pháp luật bảo hộ và công nhận. Khi xảy ra bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều sẽ được pháp luật truy cứu và bảo vệ.

Như vậy, khái niệm đất hẹp hơn đất đai, bởi đất ở đây là một dạng vật chất trong Trái Đất không có quy định pháp lý rõ ràng, còn đất đai hay thường được gọi là vùng đất, thửa đất, mảnh đất được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức.

2. Hướng dẫn áp dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Pháp luật hiện hành quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh tại Điều 41, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, được sửa đổi tại Khoản 1, Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 như sau:

2.1. Về quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh 

a. Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh

Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, anh ninh được lập dựa trên các căn cứ như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước.

Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh còn căn cứ vào nhu cầu cũng như định mức sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

So với Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 đã thu hẹp phạm vi các căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Cụ thể, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 loại bỏ 3 căn cứ đó là quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. Việc thu hẹp như vậy căn cứ vào đặc thù của lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đây là một lĩnh vực có đặc điểm riêng, với nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ độc lập xây dân tộc, do vậy cần phải được ưu tiên, đặc biệt là ưu tiên trong việc sử dụng đất để xây dựng và phát triển lực lượng quân đội. Chính vì vậy, việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh không cần thiết phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

b. Về nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Cụ thể Điều 21, Luật quy hoạch năm 2017 đưa ra các yêu cầu chung về nội dung quy hoạch như nội dung quy hoạch cần đảm bảo được yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ lãnh thổ, bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống, bảo đảm sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trong quá trình lập quy hoạch,…

2.2. Về kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh

a. Về căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh 

Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh được lập dựa trên các căn cứ như kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh, nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh còn bao gồm kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước và khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

b. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh 

Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm các nội dung sau phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng đất an ninh thời kì trước; xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong thời kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm. Không chỉ vậy, trong kế hoạch còn cần phải xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong thời kỳ kế hoạch 05 năm cũng như đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Tương tự như quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh sở dĩ các căn cứ lập cũng như nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh được pháp luật quy định như vậy cũng bởi vì tính đặc thù của ngành. Quốc phòng, an ninh là lĩnh vực có tính chất đặc biệt, bởi lẽ liên quan trực tiếp tới việc xây dựng quân đội và công cuộc giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc. Vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan tới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt.

>>Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng Điều 129 Luật Đất đai năm 2013

>>Xem thêm: Phân tích khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hướng dẫn áp dụng Điều 41 Luật Đất đai 2013Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (585 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo