Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Socola (Thủ Tục Mới Nhất) 2024

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu socola về thị trường Việt Nam cần làm gì? ACC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu socola (thủ tục mới nhất).

Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Socola (Thủ Tục Mới Nhất)
Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Socola (Thủ Tục Mới Nhất)

1. Mã HS code và thuế nhập khẩu socola

Trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu socola, doanh nghiệp cần xác định thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này để dự toán được chi phí đầu vào. Thuế nhập khẩu của hàng hóa là socola sẽ căn cứ theo mã HS code của mặt hàng đó và xuất xứ của nó để xem có được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không.

Socola thuộc phân nhóm 18.06 – Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao. Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2018, doanh nghiệp có thể xác định thuế suất nhập khẩu hàng hóa là socola.

2. Thủ tục công bố vệ sinh an toàn thực phẩm  đối với hàng nhập khẩu là socola

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp nhập khẩu Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao phải tiến hành tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm  trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Quy trình thực hiện thủ tục như sau như sau:

Bước 1:

Doanh nghiệp cần nhập khẩu mẫu socola và tiến hành tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.

Hồ sơ tự công bố bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng.

Giá trị của bản tự công bố có thời hạn 12 tháng.

Bước 2:

Sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp có thể nhập khẩu socola bình thường. Khi hàng về, doanh nghiệp cần đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước.

Bộ hồ sơ hải quan ngoài các chứng từ thông thường như vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói,… còn cần bản tự công bố và phiếu đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước.

Bước 3:

Nộp đầy đủ bộ hồ sơ hải quan như trên tại chi cục hải quan cửa khẩu, đưa hàng về kho của doanh nghiệp bảo quản.

Tại kho của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra. Sau đó, doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra cho hải quan và thông quan hàng hóa.

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu socola

Thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu sữa vào biên giới quốc gia.

1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan

Tại Điều 24 Luật Hải quan 2014 đã quy định rõ hồ sơ hải quan bao gồm: “Tờ khai hải quan, chứng từ thay thế tờ khai. Các chứng từ có liên quan (tùy từng trường hợp): hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, chứng từ vận tải, chứng từ xuất xứ, giấy phép, thông báo kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra”.

Cụ thể, Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  • Bản tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm và phiếu đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

2. Khai và nộp Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp sẽ phải khai và nộp Tờ khai hải quan trên phần mềm và nộp cho cơ quan hải quan.

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:

  • Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Thuế và sắc thuế
  • Ghi chú về tờ khai hải quan.

3. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:

Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy kiểm tra chất lượng.

 Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ

Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.

4. Nộp thuế

Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.

Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

5. Thông quan hàng hóa

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.

4. Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu socola (thủ tục mới nhất)

Hoạt động khai báo hải quan có rất nhiều thủ tục hành chính rắc rối và phức tạp, do vậy, hầu hết các doanh nghiệp sẽ không tự mình làm, mà sẽ tìm tới các công ty cung ứng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Với thế mạnh về lĩnh vực thuế - hải quan, ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ cung ứng Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu socola (thủ tục mới nhất).

 cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện khai báo hải quan, ACC sẽ thực hiện và gửi trả kết quả trong thời gian sớm nhất có thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về thủ tục hải quan nhập khẩu socola.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (568 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo