Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Việt Nam

Khi mà ngành rượu bia Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia vào thị trường nhập khẩu rượu đầy tiềm năng. Thì việc sở hữu giấy phép nhập khẩu rượu đóng vai trò quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình và phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này,  thúc đẩy sự bền vững và tích cực của ngành công nghiệp rượu bia Việt Nam trong tương lai.thu-tuc-xin-giay-phep-nhap-khau-ruou-tai-viet-nam

1. Giấy phép nhập khẩu rượu là gì?

Giấy phép nhập khẩu rượu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào Việt Nam. Giấy phép này có giá trị pháp lý và là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp nhập khẩu rượu.

2. Điều kiện được cấp giấy phép nhập khẩu rượu

Điều kiện được cấp giấy phép nhập khẩu rượu

  Với những đặc tính hóa học mà việc sử dụng rượu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, rượu lại là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu trong đời sống bởi lẽ tại nhiều quốc gia, nhiều vùng miền, rượu đã trở thành đặc sản và việc cùng nhau uống rượu trong dịp lễ hội đã trở thành nét đẹp văn hóa của nơi đó. Do đó, sản phẩm rượu là một loại hàng hóa được nhà nước cho phép nhập khẩu và kinh doanh. Tuy nhiên, do có sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng nên pháp luật đã đưa ngành nghề kinh doanh rượu vào danh mục những ngành nghề kinh doanh cần sự kiểm soát của Nhà nước, do vậy, hoạt động nhập khẩu rượu cũng phải nằm trong khuôn khổ luật định. Theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh thì điều kiện nhập khẩu rượu như sau:

  •  Đối với doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Khoản 1 Điều 30).
  • Đối với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm (khoản 2 Điều 30).

 Trong 02 trường hợp này, rượu nhập khẩu phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu; phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

– Đối với doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu cũng được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Trong trường hợp này, rượu nhập khẩu sẽ không nhằm mục đích kinh doanh.

 Như vậy, từ đây có thể thấy tùy từng điều kiện khác nhau mà rượu có thể được nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh và phi kinh doanh. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ chú trọng vào rượu nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh. Theo đó, để được nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần có giấy phép phân phối rượu. Như vậy, nói cách khác, giấy phép phân phối rượu chính là giấy phép nhập khẩu rượu bởi vì khi doanh nghiệp được cấp giấy phép phân phối rượu thì sẽ được nhập khẩu rượu. Vậy hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu rượu như thế nào?

3. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu 

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu rượu

Theo đó, doanh nghiệp chuẩn bị thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

- Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

- Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu rượu

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong những cách sau: nộp trực tiếp; nộp qua đường bưu điện; nộp hồ sơ trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến bộ phận một cửa của Bộ Công thương, đồng thời nhận Giấy biên nhận thời hạn trả kết quả.

Bước 3: Tiếp nhận, xem xét, thẩm định, đánh giá hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công thương có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công thương có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Cấp giấy phép nhập khẩu rượu và trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ xem xét và đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp xin cấp phép, nếu đã đáp ứng đầy đủ, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh phân phối rượu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tới trực tiếp Bộ Công thương để nhận giấy phép hoặc đăng ký nhận giấy phép qua đường bưu điện. Như vậy, khi được cấp giấy phép phân phối rượu tức là doanh nghiệp đã được cấp giấy phép nhập khẩu rượu.

4. Vì sao cần xin giấy phép nhập khẩu rượu

Kinh doanh rượu nhập là một lĩnh vực tiềm năng với lợi nhuận cao, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu rượu do Bộ Công Thương cấp và đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật.

Việc xin giấy phép nhập khẩu rượu là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra giấy phép nhập khẩu rượu giúp cơ quan quản lý Nhà nước dễ kiểm tra, giám sát được nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của rượu trước khi được phép lưu thông trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng khỏi những hàng kém chất lượng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

5. Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu rượu trọn gói tại ACC

ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép nhập khẩu rượu. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
  • Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.

6. Tiêu chuẩn chất lượng cho rượu ngoại nhập khẩu

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, thì rượu ngoại nhập khẩu ngày càng đa dạng và phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên để có thể được lưu thông trên thị trường Việt, thì doanh nghiệp kinh doanh rượu ngoại nhập khẩu bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sau:

Điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
  • Giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng do cơ quan kiểm nghiệm được Bộ Y tế Việt Nam công nhận cấp.
  • Các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với quy định của Bộ Y tế Việt Nam:
    • Nồng độ cồn
    • Hàm lượng kim loại nặng
    • Hàm lượng methanol
    • Các chỉ tiêu vi sinh vật

Nhãn mác:

Ghi đầy đủ thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt, bao gồm:

  • Tên sản phẩm
  • Nồng độ cồn
  • Thành phần 
  • Thể tích
  • Xuất xứ 
  • Hạn sử dụng
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Thông tin cảnh báo

 Nguồn gốc xuất xứ:

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

7. Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp nào cũng có thể xin giấy phép nhập khẩu rượu?

Có. Mọi doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam đều có thể xin giấy phép nhập khẩu rượu.

Cá nhân có thể xin giấy phép nhập khẩu rượu?

Không. Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xin giấy phép nhập khẩu rượu.

Giấy phép nhập khẩu rượu có thời hạn hiệu lực vĩnh viễn?

Không. Giấy phép nhập khẩu rượu có thời hạn hiệu lực là 5 năm.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Việt Nam. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (819 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo