Theo số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/8/2022 đã xảy ra gần 7500 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.276 người, bị thương 4.957 người. Có thể thấy, vấn đề an toàn giao thông ngày càng trở nên quan trọng, bởi vì số lượng người tham gia giao thông ngày một gia tăng, dẫn đến công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân cần được phổ biến rộng rãi hơn về Luật giao thông. Một trong những hành vi vi phạm an toàn giao thông rất thường gặp hiện nay là hành vi đi ngược chiều. Vậy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành? Mức phạt khi lái xe ngược chiều được quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về vấn đề này.

1. Các hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay
Vi phạm an toàn giao thông có thể hiểu ngắn gọn là hành vi trái luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm thực hiện gây xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông. Để xem xét một hành vi có vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hay không, cần phải xem xét các dấu hiệu sau:
- Hành vi của chủ thể, có thể là hành động hoặc không hành động.
- Là hành vi trái với quy định của pháp luật giao thông.
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Một số hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay bao gồm:
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Chuyển làn đường không bật tín hiệu, đi sai làn đường.
- Vi phạm biển báo giao thông
- Vượt đèn tín hiệu giao thông.
- Lái xe sử dụng điện thoại.
- Lái xe khi đã sử dụng rượu, bia.
- Lái xe ngược chiều.
2. Hành vi đi ngược chiều là gì?
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về nguyên tắc chung khi tham gia giao thông như sau: “Cá nhân; phương tiện khi tham gia giao thông thì phải đi bên phải; theo chiều đi của mình; đúng làm đường, phần đường quy định, chấp hành đúng chỉ dẫn của biển báo giao thông đường bộ.”
Từ nguyên tắc này, có thể đưa ra kết luận rằng hành vi đi ngược chiều là hành vi đi ngược lại chiều được phép đi của phương tiện giao thông hay không chấp hành biển báo chỉ dẫn của đường một chiều, ví dụ như đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
3. Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đi ngược chiều
Hiện nay, việc quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông được điều chỉnh bởi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Vậy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành?
Phương tiện tham gia giao thông | Hành vi vi phạm | Mức phạt
(đồng) |
Hình thức xử phạt bổ sung |
Ô tô | Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” | 4.000.000 đến 8.000.000 | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng |
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông | 10.000.000 đến 12.000.000 | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng | |
Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp | 16.000.000 đến 18.000.000 | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng | |
Xe máy | Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” | 1.000.000 đến 2.000.000 | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng |
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông | 4.000.000 đến 5.000.000 | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng |
Như vậy, mức phạt đối với hành vi đi ngược chiều tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng đối với xe máy, từ 4.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với xe ô tô tùy theo từng trường hợp cụ thể như đã liệt kê ở trên.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Đâm người lái xe ngược chiều thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Trong trường hợp này, cần căn cứ theo kết luận của cơ quan công an, ai có lỗi gây ra thiệt hại thì chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4.2. Lái xe ngược chiều có bị tước giấy phép lái xe không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, bên cạnh phạt tiền, người điều khiển phương tiện đi ngược chiều sẽ bị tước Giấy phép lái xe trong một khoảng thời hạn nhất định.
4.3. Các biện pháp xử phạt bổ sung đối với hành vi đi ngược chiều là gì?
Hành vi đi ngược chiều khi tham gia giao thông có hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe có thời hạn.
4.4. Đi ngược chiều có chịu trách nhiệm hình sự không?
Tùy theo mức độ thiệt hại mà hành vi đi ngược chiều có thể bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Cụ thể, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác có thể bị xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ và cả chấp hành hình phạt tù.
Xem thêm bài viết “Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ”
Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề Đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành? Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho quý bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để chúng tôi có thể giải thích, tư vấn một cách hoàn chỉnh và toàn diện hơn cho quý khách hàng.
Nội dung bài viết:
Bình luận