Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Cập nhật 2024)

Sự phát triển nhanh chóng của  kinh tế đã gây ra không ít những hậu  quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người, gây ra cho môi trường những tổn thương nặng nề. Cho nên ngày nay, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề phải đặt cạnh song song với phát triển kinh tế. Luật Môi trường Việt Nam hiện nay đã  đưa ra  rất nhiều  các  quy định để đảm bảo vấn đề đó. Một trong số đó là quy định các chủ thể trong kinh doanh, sản xuất trong những điều kiện nhất định phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Trong bài viết dưới  đây ACC xin cung cấp các thông tin cần thiết hữu ích về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đến quý  bạn đọc.

unnamed-1

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

1. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường đất. Đây là hồ sơ cần thực hiện đối với các Dự án sản xuất kinh doanh có quy mô thuộc Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Có 2 loại đề án bảo vệ môi trường chi tiết là: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở

2. Khi nào thì cần lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết có vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, bắt buộc phải lập ra để vừa đảm bảo lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình, vừa đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Các chủ thể  phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết trong các trường hợp sau:

- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau:

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường , nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

+  Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+  Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

+  Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường

3. Nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết bao gồm những gì?

Nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiêt bao gồm: Phần mở đầu, 5 chương nội dung và phần kết luận, kiến nghị, cam kết. Ngoài ra, đi kèm với bản đề án này là phụ lục gồm các giấy tờ: Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở; Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có); Bản sao các văn bản về tham vấn ý kiến;  Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có);  Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có) và các hình ảnh minh họa

Cụ thể nội dung như sau:

  • Mở đầu:

Trình bày việc thành lập cơ sở, căn cứ để lập đề án chi tiết (bao gồm căn cứ pháp lý và các thông tin tài liệu liên quan đến dự án) và thông tin về tổ chức lập đề án chi tiết (danh sách những người tham gia lập đề án)

  • Chương 1: Mô tả tóm tắt về cơ sở

Trình bày tóm tắt về sở gồm:

  • Tên cơ sở
  • Chủ cơ sở
  • Vị trí địa lý của cơ sở (Bao gồm vị trí, đối tượng tư nhiên, kinh tế - xã hội, đính kèm sơ đồ vị trí)
  • Nguồn vốn đầu tư của cơ sở

Các hạng mục xây dựng của cơ sở (gồm nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, hạng mục phục vụ sản xuất, các hạng mục bảo vệ môi trường phải kèm theo sơ đồ tổng thể mặt đường, nếu có các hạng mục sẽ xây dựng phải mô tả cách thức/công nghệ thi công, kinh phí đầu tư, khói lượng thi công và tiến độ thi công)

  • Quy mô/ công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
  • Công nghệ sản xuất/ vận hành của cơ sở (mô tả bằng sơ đồ khối có chỉ dẫn cụ thể các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra vấn đề môi trường)
  • Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở.
  • Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
  • Chương 2: Mô tả các nguồn chất thải, các tác động môi trường của cơ sở, hiện trạng các

công trình biện pháp bảo vệ môi trường

Trình bày các nguồn chất thải bao gồm nước thải, chất thải rắn thông thường, chất thải

nguy hại, khí thải, nguồn tiếng ồn, độ rung và các tác động môi trường cùng các tác động đối với môi trườn cùng các tác động về kinh tế - xã hội. Nội dung này cần thể hiện rõ những giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại
  • Giai đoạn vận hành đóng cửa/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có)
  • Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có)

Về hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cần nêu rõ nguyên, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho việc vận hành các công trình, quy trình côn g nghệ, quản lý vận hành, hiệu quả xử lý và so sánh với quy chuẩn hiện hành. Trường hợp thuê đơn vị xử lý chất thải, phải nêu rõ thông tin về đơn vị nhận xử lý thuê và kèm hợp đồng thuê xử lý

  • Chương 3: Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Nội dung này chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

  • Chương 4: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
  • Chương trình quản lý moi trường được tập hợp từ nội dung chương 1,2,3
  • Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác

Việc giám sát chất thải chỉ giám sát các loại chất thải hoặc thông số trong chất thảo mà cơ sở phát thải ra môi trường

  • Chương 5: Tham vấn ý kiến đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Nội dung này trình bày về văn bản của chủ cơ sở gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và tóm tắt ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xa cùng ý kiến phản hồi của chủ cơ sở

  • Kết luận, kiến nghị và cam kết

4. Mẫu đề án môi trường chi tiết

Mẫu đề án bảo vệ môi trường chi tiết được quy định tại  phụ lục 03 ban hành kèm theo thông tư 26/2015/TT-BTNMT. Dưới đây là form bìa mẫu:

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ S

ĐỀ ÁN 

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của …(1)…

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền

ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền

ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

5. Cách lập đề án môi trường chi tiết

Để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đúng chuẩn, hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.

Bước 2: Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động của công ty.

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Bước 4: Lấy mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 5: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 6: Đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 8: Xây dựng chương trình thường xuyên kiểm tra và giám sát môi trường.

Bước 9: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Bước 10: Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.

Bước 11: Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Chú ý: Doanh nghiệp sau khi hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết thì không phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM mà phải lập báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường.

6. Các giấy tờ cần thiết để lập Hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

  • Giấy phép đầu tư.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Sơ đồ vị trí dự án.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất.
  • Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
  • Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hiểm, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
  • 01 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
  • 01 đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
  • 07 bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Theo điều 6 chương II, lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi

trường chi tiết được quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngoại trừ các đơn vị thuộc bí mật an ninh và quốc phòng.

  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án bảo vệ môi

trường chi tiết của cơ sở, tổ chức khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và những cơ sở thuộc quyền phê duyệt của mình, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

chi tiết của cơ sở thuộc quyền phê duyệt của mình, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 trong Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

  • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định, phê duyệt

đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình, ngoại trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

8. Thủ tục đăng ký Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ (như đã trình bày chi tiết ở trên), gồm:

- 01 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

- 07 bản đề án chi tiết .

- 01 đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp

– Bộ Tài nguyên và Môi trường: cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

– Bộ, Cơ quan ngang bộ khác: các cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt, quyết định của mình (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ công an, Bộ Quốc phòng hoặc UBND cấp tỉnh)

– UBND cấp tỉnh: cơ sở trên địa bàn tỉnh (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ, Cơ quan ngang bộ khác)

Bước 3: Cơ quan giải quyết xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì phải ra thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở.

Bước 4: Đoàn kiểm tra tới làm việc để xem xét thực tế công tác bảo vệ môi trường của cơ sở và ra kết luận thẩm định

Bước 5: (Trường hợp đề án chi tiết không được thông qua) cơ sở phải lập lại đề án chi tiết

Bước 6: (Trường hợp đề án chi tiết phải sửa đổi, bổ sung) cơ sở phải chỉnh sửa, bổ sung đề án theo yêu cầu và gửi 03 bản đề án chi tiết có đóng dấu giáp lai kèm theo 01 đĩa CD ghi đề án đã chỉnh sửa, văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung đề án đến cơ quan giải quyết. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung và gửi lại cơ quan giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cơ quan giải quyết

Bước 7: (Trường hợp đề án được thông qua) gửi 03 bản đề án chi tiết có đóng dấu giáp lai đến cơ quan giải quyết. Sau đó cơ quan giải quyết sẽ ra quyết định phê duyệt và gửi lại 01 bản đề án chi tiết cho chủ cơ sở.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Email: [email protected] Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (382 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo