Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế năm 2024

Hiện nay, có một số trường hợp các chủ thể cần tìm hiểu về các loại tội phạm, trong số đó có thể kể đến Tội trốn thuế. Để hiểu rõ thêm về loại tội phạm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế năm 2023 cùng với ACC:

Download

Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế năm 2023

1. Tội trốn thuế  

Tội trốn thuế là hành vi vi phạm quy định về quản lý thuế của nhà nước nhằm mục đích không nộp tiền thuế cho nhà nước được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trốn thuế có thể được hiểu là hành vi của các cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái với quy định của pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc có thể là trốn tránh luôn nghĩa vụ đóng thuế.
 

2. Các hành vi trốn thuế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, các hành vi sau được xem là trốn thuế, cụ thể:

- Hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

- Hành vi không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

- Hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

- Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

- Hành vi sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

- Hành vi khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

- Hành vi cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

- Hành vi câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

- Hành vi sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

 

Xem thêm: Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm (cập nhật 2022)

3. Chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế

Chủ thể của tội trốn thuế theo quy định hiện nay là cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Chủ thể của tội trốn thuế gồm những đối tượng sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về lĩnh vực thuế;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.

Có thể thấy, chủ thể của tội trốn thuế thông thường là những cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm mục đích sinh lời, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, là những người có trách nhiệm, quyền hạn trong các doanh nghiệp. Những người ở các cơ quan liên quan như Hải quan, cơ quan giám định tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế cũng có thể là chủ thể của tội trốn thuế.

4. Câu hỏi thường gặp

1. Trốn thuế có thể bị phạt tù không?

Câu trả lời là CÓ. Chủ thể có thể bị phạt tù nếu có hành vi đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn tội trốn thuế không?

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn tội trốn thuế với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

3. Chi phí dịch vụ tư vấn tội trốn thuế của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Xem thêm: Mức phạt Tội trốn thuế hiện nay thế nào? 

 

Việc tìm hiểu về tội trốn thuế sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế năm 2023 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (993 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo