Danh mục biên bản nghiệm thu công trình [Mới nhất 2024]

Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là gì? Nội dung của biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng? Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và hướng dẫn cách viết?
Khi bên nhận thi công công trình đã hoàn thành xong công trình, trước khi bàn giao công trình cho bên chủ đầu tư thì công trình cần đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện đi vào hoạt động, các bên sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Quá trình nghiệm thu này được ghi chép lại bằng biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Vậy mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng có hình thức và nội dung như thế nào?
Danh Mục Biên Bản Nghiệm Thu Công Trình [mới Nhất 2023]
Danh mục biên bản nghiệm thu công trình [Mới nhất 2023]

1. Khi nào công trình xây dựng được kiểm tra công tác nghiệm thu?

Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng như sau:

Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bao gồm:

- Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

- Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

2. Tổng hợp biên bản nghiệm thu công trình năm 2023

- Nghiệm thu công việc xây dựng

Nghiệm thu công việc xây dựng

- Nghiệm thu khối lượng công trình

Nghiệm thu khối lượng công trình

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

- Nghiệm thu hoàn thành công trình

Nghiệm thu hoàn thành công trình

3. Thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng như sau:

- Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:

+ Công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên;

+ Công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư;

Trừ các công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

+ Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì:

Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng

Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

- Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình

Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:

- Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

- Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra;

Tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư;

Thời hạn ra văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7 ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.

6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình

Tại khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình như sau:

Bước 1: Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 06/2021/NĐ-CP tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;

Bước 2: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

Ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định 06/2021/NĐ-CP hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục.

Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;

Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1144 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo