Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, bảo hộ thương hiệu thực phẩm

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa vô vàn các nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới hiện nay, có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều không quên việc tạo ra nhãn hiệu cho sản phẩm của họ trước khi đưa ra thị trường và việc đăng ký nhãn hiệu là thủ tục quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với nhãn hiệu. Vậy đối với nhãn hiệu thực phẩm thì việc bảo hộ thương hiệu thực phẩm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tìm hiểu cách thức đăng ký nhãn hiệu thực phẩm.

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm nhãn hiệu thực phẩm

Tại Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, nhãn hiệu được hiểu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, nhãn hiệu thực phẩm là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác nhau về lĩnh vực thực phẩm. Do vậy, dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu thực phẩm phải độc đáo, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể phân biệt, nhận biết hàng hóa, dịch vụ đó của doanh nghiệp nào. 

1.2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm

Bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm là việc dùng những cách thức, biện pháp để bảo vệ cho nhãn hiệu thực phẩm khỏi sự xâm phạm hoặc sử dụng trái phép. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bảo hộ đối với nhãn hiệu thực phẩm thực chất là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thực phẩm, đó là việc nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu thực phẩm cũng như áp dụng các biện pháp, các chế tài để ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu. 

Khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết Đăng ký nhãn hiệu: Quy trình, thủ tục đăng ký mới nhất 2022  của Công ty Luật ACC chúng tôi để nắm được thông tin chi tiết về việc đăng ký nhãn hiệu.

2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, bảo hộ thương hiệu thực phẩm

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là việc doanh nghiệp đăng ký quyền được bảo hộ về nhãn hiệu thực phẩm tại nơi mà doanh nghiệp đó có nhu cầu xác lập về quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu thực phẩm. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo mục đích, sự lựa chọn của doanh nghiệp. 

Tại Việt Nam, nhãn hiệu thực phẩm được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 72 Luật SHTT, cụ thể: 

- Thứ nhất: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”. Theo đó, nhãn hiệu thực phẩm phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người thông qua việc nhìn ngắm, quan sát, thấy được nhãn hiệu để phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ. Hay nói cách khác, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tổn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tuy vậy, vẫn có những nhãn hiệu thực phẩm không được bảo hộ dù cho là nhãn hiệu có thể nhìn thấy được nếu nhãn hiệu đó là các dấu hiệu thuộc quy định tại Điều 73 Luật SHTT. 

- Thứ hai: “Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”. Theo đó, nhãn hiệu thực phẩm được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; đồng thời nhãn hiệu đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

3.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Khoản 1 điều 100 Luật SHTT quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm bao gồm (quy định tại Khoản 1 điều 105 Luật SHTT): (1) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; (2) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (Quy chế này được quy định cụ thể tại khoản 4,5 điều 105 Luật SHTT).

c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp đăng ký nhãn hiệu thực phẩm thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3.2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

*Tiếp nhận đơn đăng kí nhãn hiệu: Cục SHTT chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm nếu đơn đáp ứng được những yếu tố cơ bản nhất quy định tại điều 108 Luật SHTT.

*Thẩm định hình thức (trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn):

Đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;

b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;

c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;

d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89;

đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm thuộc các trường hợp trên, Cục SHTT có thể thực hiện các thủ tục sau đây:

- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;

- Thông báo từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;

- Thông báo chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm hợp lệ nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại điểm a khoản này.

*Công bố đơn:

Đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm đáp ứng được yêu cầu về hình thức sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Kể từ ngày này đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm đó.

*Thẩm định nội dung (không quá chín tháng kể từ ngày công bố đơn): Cục SHTT sẽ xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thực phẩm được đăng ký.

*Từ chối/Chấp nhận cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu thực phẩm:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ; b) Đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất

- Đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117  và người nộp đơn nộp lệ phí thì được cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

4. Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Luật ACC

4.1. Lợi ích khi lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm của Luật ACC

Chúng tôi tư vấn dịch vụ thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn về sở hữu trí tuệ, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu thực phẩm.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm nói riêng và tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

4.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Luật ACC?

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Khi có nhu cầu xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu thực phẩm, rất đơn giản bạn chỉ cần cung cấp thông tin, hình ảnh, danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu thực phẩm trong phạm vi bạn muốn bảo hộ. Sau đó, chúng tôi sẽ thực hiện việc tra cứu, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thực phẩm và gửi đến bạn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, bảo hộ thương hiệu thực phẩm. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm, bảo hộ thương hiệu thực phẩm hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (954 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo