Đăng ký cơ sở sản xuất cần những kinh nghiệm gì? (2024)

Bạn đang lên ý tưởng cho việc đăng ký cơ sở sản xuất để kinh doanh. Tuy nhiên, bạn lại chưa nắm được các thủ tục pháp lý? Bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký cơ sở sản xuất?Vậy hãy tham khảo bài viết này của ACC để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về đăng ký cơ sở sản xuất để giúp bạn thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mình. 

Đăng ký cơ sở sản xuất|Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất 2021

Đăng ký cơ sở sản xuất

1. Bạn đang băn khoăn không biết nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty để đăng ký cơ sở sản xuất?

Theo như quy định của pháp luật thì không có quy định khi đăng ký cơ sở sản xuất phải thành lập theo loại hình nào. Vậy nên, bạn hãy xem xét quy mô, lộ trình mà mình muốn hướng tới để làm căn cứ cho việc lựa chọn mô hình đăng ký cơ sở sản xuất xưởng. 

Nếu như bạn chỉ mở cơ sở sản xuất nhỏ hoặc siêu nhỏ thì bạn chỉ cần thành lập hộ kinh doanh. Nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và thủ tục đóng thuế sẽ đơn giản hơn.

Nếu như bạn muốn mở cở sở sản xuất lớn hơn thì thành lập công ty. Công ty thì lại có rất nhiều loại hình để thành lập, như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên, Công ty cổ phần, … Nếu bạn có chung vốn để mở cơ sở kinh doanh thì có thể chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hai thành viên trở lên để có thể dễ dàng kiểm soát nguồn vốn cũng như chia lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nếu có nhiều người chung vốn, từ 3 người trở lên thì bạn phải thành lập Công ty cổ phần.  

Sau đây, ACC sẽ phân tích tổng quan nhất về những ưu điểm, nhược điểm đối với các mô hình để đăng ký cơ sở sản xuất để các đọc giả có cái nhìn toàn diện nhất.   

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm:

-  Phù hợp với những cơ sở nhỏ, siêu nhỏ, không có kế hoạch phát triển lớn trong tương lai;

-  Thủ tục kế toán dễ dàng, đơn giản. 

Nhược điểm:

-   Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiêm bằng toàn bộ tài sản của mình;

-   Tính chất hoạt động lẻ tẻ, manh mún; 

-   Ít lấy được niềm tin của khách hàng khi làm việc lần đầu, không tạo nên được sự chuyên nghiệp; -   Số lượng người lao động bị hạn chế. Chỉ được sử dụng ít hơn 10 lao động;

-   Tại một địa điểm chỉ được mở một cơ sở sản xuất, không được mở thêm các cơ sở khác hay thêm đơn vị phụ thuộc. 

Thành lập loại hình công ty

Ưu điểm:

-  Đa phần đều có tư cách pháp nhân. Chỉ có doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân. -  Dễ dàng tạo niềm tin đối với khách hàng ngay trong buổi làm việc đầu tiên. 

-  Không giới hạn lao động được sử dụng.

-  Không bị giới hạn về quy mô hoạt động, vốn, địa điểm, thành lập các đơn vị phụ thuộc. 

Nhược điểm:

-  Chế độ kế toán khá phức tạp, thường cần đến người có nghiệp vụ kế toán xử lý. 

Như vậy,  

Nếu quy mô định hướng cho xưởng là nhỏ lẻ, không quá nhiều loại mặt hàng, không có ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thì nên đăng ký hộ kinh doanh để tránh thủ tục rườm rà. 

Nếu là quy mô lớn, nhiều người chung vốn đầu tư thì nên theo hình thức thành lập công ty. 

Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký cơ sở sản xuất hay thành lập công ty thì hãy liên hệ với ACC bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ và thực hiện những thủ tục xin giấy phép cho các bạn. 

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (Theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu) đối với ngành nghề có điều kiện như cơ sở sản xuất thực phẩm, sản xuất rượu;
  • Tờ khai đăng ký thuế; 
  • Giấy ủy quyền có chứng thực nếu nhờ người nộp thay. 

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

  •  Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp. Tùy theo loại hình có mẫu đăng ký tương ứng; 
  •  Điều lệ công ty theo từng loại hình kinh doanh; 
  •  Danh sách thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; 
  •  Danh sách cổ đông đối với Công ty cổ phần; 
  •  Bản sao giấy tờ tùy thân; 
  •  Giấy ủy quyền.

2. Những bước cần thực hiện khi đăng ký cơ sở sản xuất

https://youtu.be/4tJf_TJCnB4

 

Bước 1: Tìm kiếm địa điểm, mặt bằng dự kiến mở cơ sở sản xuất để tiến hành hoạt động kinh doanh

Đa phần các nhà đầu tư thường lấy địa chỉ văn phòng cùng với địa chỉ cơ sở sản xuất, có vài trường hợp thì địa chỉ văn phòng một nơi, cơ sở sản xuất ở một nơi khác. Do đó, khi tìm kiếm mặt bằng chúng ta cần lưu ý những điểm sau: 

  • Địa chỉ dự kiến làm cơ sở sản xuất có được phép mở cơ sở sản xuất hay không? Có được thành lập văn phòng tại địa chỉ mở cơ sở kinh doanh hay không? Thông thường thì phải xem đất có thuộc đất quy hoạch, liên hệ với những công ty tư vấn, cơ quan có liên quan để hỗ trợ trong việc xem xét quy hoạch đất liên quan đến địa chỉ dự tính đăng ký cơ sở sản xuất. Tránh trường hợp ký hợp đồng, đặt cọc nhưng lại không xin được giấy phép. 
  • Xem xét toàn bộ hồ sơ pháp lý của bên cho thuê đất. Xem đơn vị đó có được phép cho phép thuê đất hay không? Xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê. Căn nhắc kỹ càng trước khi thuê. 
  • Xem xét kỹ càng các thỏa thuận trong hợp đồng thuê, hợp đồng đặt cọc thuê nhà xưởng. 

Bước 2: Tiến hành xin giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp nếu cơ sở sản xuất của bạn có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn cần xin thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: khi đăng ký ngành nghề cần đăng ký cụ thể ngành sản xuất kinh doanh. 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về thủ tục thành lập công ty TNHH nếu có nhu cầu thành lập cơ sở sản xuất theo loại hình công ty TNHH. 

Bước 3: Xin giấy phép con đối với cơ sở sản xuất những sản phẩm thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Thông thường sẽ có một số loại mặt hàng thuộc mặt hàng có điều kiện. Vậy nên khi muốn kinh doanh cần đáp ứng đủ các điều kiện đó. Một trong số các điều kiện đó là yêu cầu có giấy phép con trước khi đăng ký cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn có thể tham khảo ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020. 
  • Ví dụ nếu bạn đăng ký cơ sở sản xuất phân bón thì cần xin giấy phép con ở Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
  • Còn ví dụ như cơ sản quần áo may sẵn thì không cần giấy phép con. 

Bước 4: Xin các loại giấy phép khác cần thiết cho việc đăng ký cơ sở sản xuất

  • Theo như quy định của pháp luật thì khi đăng ký cở sở sản xuất thì cần đáp ứng các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy. Do vậy, bất kì mở cơ sở sản xuất nào cũng cần đáp ứng những thủ tục điều kiện nêu trên. 
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp còn cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành một thị trường tiềm năng cho nền tảng phát triển các xưởng, các cơ sở sản xuất về thực phẩm. Hầu như các thương nhân có ý định kinh doanh sản xuất thì đều xem xét đến sự lựa chọn tiền năng này. Dù là một lĩnh vực khá là lợi thế tuy nhiên khi thực hiện cần lưu ý một số điểm quan trọng, hơn nữa đây là một ngành nghề có điều kiện nên thủ tục có phần phức tạp và khó khăn hơn. 

3. Điều kiện cần thiết để đăng ký cở sở sản xuất thực phẩm

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm

Theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì cơ sở đủ điều kiện để có thể được Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đó là:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này.

Thời gian giải quyết là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Muốn đăng ký cơ sở sản xuất cần thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện khi đăng ký cơ sở sản xuất
Thực hiện khi đăng ký cơ sở sản xuất

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ khác nhau. Cơ bản sẽ có những hồ sơ sau đây: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tùy thuộc vào từng loại hình
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên – Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Danh sách cổ đông – Công ty cổ phần
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của hội đồng thành viên, cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật
  • Giấy chứng nhận đầu tư nếu công ty có vốn nước ngoài
  • Thời gian làm việc là 3 ngày làm việc
  • Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ
  • Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bạn phải tiến hành những bước đã nếu phía trên để cơ sở đi vào hoạt động. 

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đăng ký cơ sở sản xuất

Đăng ký cơ sở sản xuất ở đâu?

Để có thể mở cơ sở sản xuất, chủ cơ sở cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh  tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất.

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở sản xuất là bao nhiêu lâu?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thời gian để xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nào?

Cơ sở sản xuất thực phẩm gửi Hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về Cục An toàn thực phẩm để được giải quyết và cấp giấy chứng nhận khi hồ sơ hợp lệ. 

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn  thành lập cơ sở sản xuất không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn thành lập cơ sở sản xuất uy tín, trọn gói cho khách hàng.

✅ Đăng Ký Cơ Sở Sản Xuất: ⭕ Kiến Thức Bổ ích
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (321 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo